Đắk Lắk: Dư vị khó quên của cà phê phố núi Buôn Ma Thuột

BVR&MT – Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, ông Trần Đức Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ Vườn quốc gia Yok Đôn đã đầu tư máy móc và chế biến cà phê nâng cao giá trị cà phê nguyên chất nơi đây nhằm mang lại nguồn thu, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên kiểm lâm viên Vườn quốc gia Yok Đôn.

Nhận thấy Buôn Ma Thuột có nguồn nguyên liệu cà phê rất lớn nhưng những người dân ở nơi đây chỉ bán thô, hiệu quả kinh tế thấp nên Ban Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn quyết định đầu tư máy móc rang xay bằng điện chế biến sản phẩm cà phê đưa đến người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng, khẳng định thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

Anh Trần Đức Phương – Phó giám đốc trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ Vườn quốc gia Yok Đôn.

Trao đổi với Phóng viên (CTV) Bảo vệ Rừng và Môi trường anh Trần Đức Phương – Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ Vườn quốc gia Yok Đôn chia sẻ, “khai thác trọn vẹn hương vị cà phê chất lượng cao especial high cafe là mong muốn trả cây cà phê về với thiên nhiên đất đỏ Bazan của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, phố núi cao nguyên”.

Có lẽ đi khắp các vùng miền trên đất nước Việt Nam không có nơi đâu có được loại đất màu mỡ bazan cho những giọt cà phê tinh khiết, sống sánh, hội đủ những hương vị thơm ngon đặc biệt như Buôn Ma Thuột. Bởi vì ở đây không chỉ có riêng cái nắng, cái gió của núi rừng hùng vĩ đại ngàn Tây Nguyên, Cao Nguyên, núi Yok Đôn, Vườn quốc gia Yok Đôn, hì hì hà hà hòa quện theo hương vị cây cỏ hoa lá bạt ngàn cùng những giọt mồ hôi, bàn tay chân chất của những người nông dân làm ra những hạt cà phê.

Nguyên liệu, cách chế biến kỹ càng là điều làm nên hương vị đặc biệt của cà phê Buôn Ma Thuột.

Để có sản phẩm chất lượng tốt, cà phê sau khi thu mua loại cà phê chín sẽ được chọn lọc hạt to, hạt đạt chất lượng, của những thương hiệu uy tín mở ra riêng để khi rang hạt sẽ chín đều. Không chỉ kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào ông Phương còn chú trọng đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Trần Đức Phương chia sẻ, làm cà phê nguyên chất tự nhiên 100% đã khó trước khi sang lĩnh vực rang xay chế biến cà phê bột, ông đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu cách thưởng thức và từng khẩu vị cà phê của những người khi khách hàng theo từng vùng miền và những thói quen thưởng thức hương vị cà phê đã cho ra sản phẩm phù hợp đưa ra thị trường. Giá một ly cà phê không dưới 10.000 đồng một ly nhưng với những quán cà phê “trộn” giá trị chỉ có 8.000 đồng một ly hơn nữa giá cả phần cà phê nguyên chất. Nguồn khách tiêu dùng cũng vừa “kén chọn” sử dụng cà phê pha trộn. Dù gặp nhiều khó khăn ông Trần Đức Phương vẫn không nản lòng kiên định với con đường chế biến cà phê sạch nguyên chất. Ông đang tiếp thị đưa ra sản phẩm cà phê đi khắp thị trường trong tỉnh Đắk Lắk. Với ông điều tự chế biến cà phê không chỉ vì thu nhập cho Vườn quốc gia Yok Đôn mà mong góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê sạch bằng hương vị thơm quyến rũ của vị cà phê được rang say.

Trong tiết trời se lạnh lạnh cùng ngồi với nhau thưởng thức từng giọt cà phê đậm đà nghe từng hơi thở, hương vị khó quên của đại ngàn, với cà phê có cái nắng, có cái gió, có thể đánh thức vị giác của mọi người bay theo làn khói long lanh trong tiếng hát Cao Nguyên như mùa xuân vọng về.

Bài và ảnh Lê Vân