Chăn nuôi an toàn để xuất khẩu

BVR&MT – Mặc dù là nước có đàn gia cầm số lượng lớn thứ 2 thế giới, đàn lợn lớn thứ 5 thế giới và thứ 6 về sản lượng…, nhưng sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam lại chưa xuất khẩu được nhiều.

Việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn trong phát triển ngành chăn nuôi bền vững hướng đến xuất khẩu. Ảnh: TTXVN

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), năm 2022, tổng đàn lợn cả nước tăng khoảng 12,4%; tổng đàn bò tăng khoảng 3,5%; tổng đàn gia cầm tăng 5,4%, cùng với trên 13 tỷ quả trứng và hơn 1 triệu tấn sữa. Dự báo, năm 2023 ngành Chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2022, sản lượng thịt hơi cung cấp cho thị trường ước đạt hơn 7,2 triệu tấn và khoảng 19 tỷ quả trứng, 1,25 triệu tấn sữa… Riêng năm 2022, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam xuất khẩu đến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch trên 400 triệu USD.

Tuy vậy, ngành Chăn nuôi và các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh (cúm gia cầm, tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục…); thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá cả không ổn định. Thực tế này đang khiến ngành Chăn nuôi tìm giải pháp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, không chỉ kiểm soát dịch bệnh, mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Xuân Dương cho biết: Giai đoạn từ năm 2016 – 2020, ngành gặp khó khăn về thị trường. Giá gia cầm có lúc xuống thấp nhưng không tiêu thụ được. Năm 2019 đối mặt với dịch tả lợn châu Phi; đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã làm đứt toàn bộ cung ứng toàn cầu, khiến 90% doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng đầu vào. Tuy vậy, ngành vẫn khắc phục khó khăn, đảm bảo mục tiêu đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.

“Chưa bao giờ có sự vào cuộc lớn như hiện nay, các doanh nghiệp lớn đầu tư vào các lĩnh vực khó khăn nhất của chăn nuôi như đầu tư vào giết mổ và chế biến. Đơn cử, các doanh nghiệp Masan, CP, Deheus và các tập đoàn khác như Thaco, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai… từ trước đến nay chưa đầu tư vào chăn Việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh là khâu quan trọng trong phát triển chăn nuôi. nuôi, đang tập trung đẩy mạnh xây dựng các vùng giết mổ, chế biến an toàn…”, ông Nguyễn Xuân Dương nhận định.

Ông Nguyễn Minh Kha, chủ chuỗi trang trại miền Đông (Đồng Nai) chia sẻ, công ty được chọn là một trong những trang trại đầu tiên tham gia chuỗi liên kết 4 bên để xuất khẩu gà sang Nhật Bản. Cơ sở hiện nay được coi là một mắt xích trong chuỗi liên kết tạo ra sản phẩm gà sạch, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Sản phẩm thịt gà muốn xuất đi Nhật Bản, cần phải làm các xét nghiệm loại trừ kháng sinh và các chất cấm, vấn đề an toàn sinh học được đặt lên hàng đầu. Kế đến là phải có kế hoạch đảm bảo an toàn dịch bệnh để chủ động ứng phó, đón đầu nếu dịch bệnh xảy ra. Sau cùng, người chăn nuôi phải cập nhật quy trình, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, giảm giá thành, tránh rủi ro… Đó là những yêu cầu mà doanh nghiệp luôn ưu tiên. Ngoài ra, công tác đảm bảo truy xuất nguồn gốc 100%, tất các hoạt động phải ghi chép đúng quy trình…

Chia sẻ về công tác xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có những khó khăn, thách thức. Ngành Chăn nuôi hiện còn quy mô nhỏ lẻ, manh mún, theo hướng tự nhiên, chuồng hở… nên quản lý an toàn dịch bệnh là bài toán nan giải. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine gia súc, gia cầm tại các địa phương phân tán, chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, vấn đề nhận thức của bà con về vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế. Để phát triển nông nghiệp xuất khẩu cần có một hệ sinh thái về doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã và nông dân. Trong hệ sinh thái đó doanh nghiệp phải là trung tâm, tiên phong, để kéo theo các trang trại, các hộ gia đình trong hệ sinh thái đó. Doanh nghiệp ngoài việc thúc đẩy phát triển nội tại, cần tập trung xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để hướng tới mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hướng đến xuất là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước 7 tháng năm 2023, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước. khẩu là lộ trình đã được Bộ NN&PTNT xây dựng trong nhiều năm qua và đã có kết quả nhất định. Việt Nam hiện đã có các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu đi các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Song, để mở rộng được vùng an toàn dịch bệnh thì phải nhận thức được đúng nhu cầu muốn xuất khẩu, từ đó xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với những tiêu chí rõ ràng.

Bộ NN&PTNT đang xây dựng và ban hành tiêu chí mô hình vùng an toàn dịch bệnh tập trung đầu tiên ở vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng có quy mô về chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn của cả nước. Việc đẩy nhanh xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại “thủ phủ” của ngành chăn nuôi, kết hợp đàm phán với các quốc gia nhập khẩu để xây dựng chuỗi xuất khẩu đang được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để sớm thúc đẩy chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Cả nước hiện có 2.458 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại 57 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh; trong đó, có 1 vùng cấp tỉnh, 38 vùng cấp huyện, 228 vùng cấp xã và gần 2.200 cơ sở. Phân loại theo loài có 1.106 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh trên gia cầm; 1.335 cơ sở, vùng trên gia súc và 47 vùng bệnh dại.

NGUỒNbaotintuc.vn
Tags:
CHIA SẺ