BVR&MT – Sản xuất theo quy trình khép kín, chăn nuôi theo phương pháp sinh học hay công nghệ vi sinh là những mô hình mà nhiều bà con nông dân đang áp dụng nhằm tạo ra những sản phẩm thịt lợn hữu cơ an toàn tới người tiêu dùng.
Sản phẩm hữu cơ là xu thế tất yếu
Theo Hiệp Hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Thị trường ngày càng yêu cầu cao, một phần do thực trạng hiện nay, hoạt động cung cấp thực phẩm từ nông nghiệp đang gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe con người. Nhiều vụ ngộ độc thức ăn hàng trăm người, thậm chí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho cả xã hội.
Vấn đề thực phẩm an toàn đang được quan tâm, chú trọng. Tại thị trường Việt Nam, hiện nay các sản phẩm mang logo thực phẩm an toàn ngày càng nhiều, cũng như thực phẩm nông nghiệp hữu cơ tăng nhanh đặc biệt ở những thành phố lớn là tp. Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh.
Trong đó riêng về lĩnh vực trồng trọt: Hiện nước ta có khoảng 33/63 tỉnh thành đã triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng hữu cơ. Nhiều mô hình hợp tác xã đã sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã có sự phát triển rõ nét về sản phẩm và cả quy mô sản xuất.
Trong đó lĩnh vực chăn nuôi thì khiêm tốn hơn mới có 2 trang trại nuôi bò sữa hữu cơ quy mô lớn được tổ chức chứng nhận quốc tế Control Union (Hà Lan) chứng nhận.
Trước nhu cầu đó, nhiều công ty, hợp tác xã đang đầu tư xây dựng mô hình theo chuỗi cung ứng thịt lợn hữu cơ khép kín từ khâu chọn giống cho tới giết mổ, tạo ra sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cung ứng cho thị trường.
Sản xuất thịt hữu cơ khép kín
Nhằm hỗ trợ và vận động nông dân chuyển đổi từ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, phân tán, năng suất thấp sang hướng chăn nuôi tập trung, cho hiệu quả cao; đồng thời có thể chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Từ những mong muốn đó,mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ ở xã Tiên Dương thành lập. Trang trại được thiết kế phân khu riêng biệt gồm: chuồng bầu, chuồng đẻ, chuồng lợn nuôi thương phẩm… Hàng ngày, chuồng trại và đàn lợn đều được vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng.
Ngoài việc có nguồn giống, mô hình còn đầu tư trang thiết bị máy móc và thiết kế hệ thống chuồng trại khoa học, thoáng mát, không có mùi trong chuồng nuôi. Thuận lợi cho vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đàn lợn.
Bên cạnh đó, thức ăn từ ngũ công, ủ theo công nghệ vi sinh. Nguyên liệu chủ yếu như ngô, khô đậu tương, cám gạo, vitamin tổng hợp.
Từ những quy trình chăn nuôi trên mang lại hiệu quả kinh tế, chi phí thức ăn, thuốc thú y, khấu hao chuồng, điện nước… bán ra thị luôn được giá cao hơn thịt lợn ngoài thị trường.
Về lâu dài, khi bà con nông dân áp dụng những phương pháp chăn nuôi theo phương pháp vi sinh. Với mục tiêu phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường. Cụ thể, bà con cần chú trọng thực hiện theo tiêu chuẩn sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ, đảm bảo chất lượng hàng hóa ra thị trường. Từ đó, bà con sẽ xây dựng được thương hiệu riêng cho các sản phẩm.
Văn Trì