Ứng dụng khoa học công nghệ xử lý rơm rạ thành phân vi sinh

BVR&MT – Vừa qua, Bộ KH&CN phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã triển khai lễ ra quân Chương trình “ Ứng dụng khoa học và công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh” nhằm phát huy vai trò, vị trí của thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần sức trẻ vào phát triển kinh tế nông thôn .

Ứng dụng khoa học và công nghệ để xử lý rơm rạ thành phân vi sinh.

Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, ước tính mỗi năm, tổng diện tích trồng lúa của thành phố hơn 200.000 ha phát sinh trên 1 triệu tấn rơm, rạ. Khi đốt bỏ, sẽ tạo ra khoảng hơn 4,7 triệu tấn CO, 0,004 triệu tấn CH4, 0,11 triệu tấn CO2, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.

Xem thêm:

Cổ Loa (Đông Anh): Sản xuất khoai tây theo hướng hữu cơ

Nhựa phân hủy sinh học có thân thiện như bạn nghĩ?

Đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là khi tiếp tiếp với khí thải khi đốt, con người dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, như nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nặng hơn sẽ dẫn tới ung thư phổi.

Cũng theo sở TN&MT Hà Nội, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, việc đốt còn gây ra nóng bầu khí  quyển, đẩy nhiệt độ tăng lên. Việc đốt rơm rạ còn gây khói bụi cũng ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và đường không trong khu vực đốt rơm, rạ.

Bộ KH&CN rất quan tâm đến vấn đề này, đã hỗ trợ chuyên gia hướng dẫn cũng như cung cấp chế phẩm sinh học tới bà con tại vùng nông thôn như: xã Xuân Thu, xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn, Hà Nội; xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín, Hà Nội.

Đây là hoạt động cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường vùng nông thôn, nâng cao nhận thức của người dân góp phần cải thiện chất lượng môi trường không còn khói rơm, rạ. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong việc ủ phân vi sinh từ rơm, rạ chi phí thấp, thân thiện với môi trường, cải thiện chất lượng đất nông nghiệp.

Văn Trì