Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông trường lưu vực sông Nhuệ – Đáy

BVR&MT – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản giao các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu công nghiệp, làng nghề có hoạt động xả thải ra lưu vực sông Nhuệ – Đáy.

Cụ thể, nhằm tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông trường lưu vực sông Nhuệ – Đáy, UBND tỉnh vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung: Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ; các khu công nghiệp, làng nghề có hoạt động xả thải trên địa bàn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định nếu phát hiện trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.

Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông trường lưu vực sông Nhuệ – Đáy.

Theo đó, các ngành, đơn vị, địa phương phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những nguồn xả thải lớn (trên 200 m3/ngày đêm), xả thải trực tiếp ra lưu vực sông; kiểm tra các điểm tập kết chất thải rắn; đề xuất phương án xử lý toàn bộ chất thải rắn trên địa bàn để đảm bảo chấm dứt tình trạng thải chất thải rắn bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường; đề xuất phương án lắp đặt hệ thống quan trắc chất lượng nước tự động trên hệ thống sông Đáy thuộc địa phận tỉnh, đồng thời xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt, nước thải, hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả thải và cơ chế quản lý sử dụng phần mềm. Nghiên cứu lập danh mục nguồn nước nội tỉnh, trong đó xác định rõ các nguồn nước nội tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ – Đáy. Tổ chức xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy; Có biện pháp chặt chẽ kiểm soát nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, mương tưới tiêu thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Công thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng đưa vào vận hành các công trình xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh để nguồn nước thải ra môi trường đáp ứng được yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật cho phép trước khi thải ra môi trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; đồng thời xử lý nghiêm theo quy định nếu phát hiện trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đom vị có liên quan tham mưu, đề xuất nguồn kinh phí để thực hiện các nội dung nêu trên.

UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện những nội dung; Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc thẩm quyền; làng nghề có hoạt động xả thải trên địa bàn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định nếu phát hiện trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường. Tổ chức thu gom, xử lý toàn bộ chất thải rắn phát sinh; chấm dứt và xử lý nghiêm tình trạng chất thải vứt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường; Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình trong làng nghề di dời hoạt động vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Hoàng Tôn