BVR&MT – Ngày 21/11, Liên hiệp hội các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo: “Chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động hợp tác quốc tế” nhằm cập nhật kiến thức, thông tin và chia sẻ hoạt động trong lĩnh vực hội nhập quốc tế cho các cán bộ trẻ thuộc hiệp hội.
Tham dự hội thảo có TS. Phạm Văn Tân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Nguyễn Quyết Chiến, Trưởng ban Tổ chức và Chính sách hội ( VUSTA); khách mời có Ông Đồng Huy Cương, Tổng thư ký Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, Phó trưởng ban Đa phương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các đồng chí cán bộ, đoàn viên thuộc các Hội đến tham dự.
Xem thêm:
Liên hiệp Hội: Những bất cập trong truyền thông phổ biến kiến thức về KHCN
Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động nâng cao năng lực cán bộ Liên hiệp hội 2015 – 2018
TS Phạm Văn Tân chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui khi Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam ngày càng nhiều cán bộ đoàn viên trẻ, đóng góp nhiều vào các hoạt động, mục tiêu chung của Hội. Mong rằng, hội thảo hôm nay chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động hợp tác quốc tế vừa qua là bài học để các cán bộ đoàn viên các Hội có cơ hội nâng cao các kỹ năng phục vụ mục tiêu chung của hội”.
Nội dung chính trong chương trình hội thảo, Các cán bộ đoàn viên được nghe chia sẻ kết quả Đoàn công tác VUSTA tại CHLB Đức tháng 10/2018; các mô hình hoạt động của một số tổ chức mạng lưới về môi trường và biến đổi khí hậu ở Đức, Quy trình chuyển đổi năng lượng tại Đức. Ngoài ra chia sẻ của Ông Đồng Huy Đức về khái niệm đối ngoại đa phương, đối ngoại đa phương Việt Nam, sự quan trọng của các tổ chức nhân dân trong các cuộc đối thoại song phương, đa phương.
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền, Ban Tổ chức và Chính sách Hội (VUSTA) cho biết: “Trong chuyến công tác của VUSTA tại CHLB Đức bài học kinh nghiệm về quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức: Sự ủng hộ của người dân, dẫn chứng của Liên minh Khí hậu tại Đức, cứ 10 người thì đến 9 người cho rằng chuyển đổi năng lượng là quan trọng là cần thiết”.
Vai trò của các tổ chức xã hội ở Đức đóng góp nhiều vào hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật của Chính phủ Đức tạo nên sự đồng thuận và thống nhất cao của người dân, bảo đảm chính sách đi vào thực tế.
Ông Đồng Huy Cương, Tổng thư ký Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, Phó trưởng ban Đa phương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho rằng, xu hướng đối thoại hiện nay là đối thoại nhân dân đa phương rất quan trọng cần lưu ý cơ chế quản lý hoạt động đối ngoại của một số tổ chức nhân dân bất cập về phương thức hoạt động và năng lực, kỹ năng của những người tham gia chưa thể hiện được quan điểm. Trong một số quốc gia sử dụng đối thoại nhân dân để gây ảnh hưởng, tác động đến các quốc gia khác.
Ông Cương chia sẻ thêm về Khái niệm đa phương, khái niệm song phương, các hoạt động đối thoại đa phương của Việt Nam, đối thoại nhân dân đa phương. Tăng cường tham gia các mạng lưới hợp tác, tăng cường các thiết chế đa phương từ đó thúc đẩy các vấn đề phù hợp với lợi ích của Việt Nam, hỏi hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hợp tác quốc tế. Đối ngoại nhân dân đa phương chủ thể tham gia rất rộng, vai trò của nó rất quan trọng đó là quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Bài học kinh nghiệm hội thảo rút ra có là cần phải ghi nhận và phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội trong việc giúp Đảng và Nhà nước đối với các chính sách cốt lõi để phục vụ nhân dân và phát triển đất nước. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ khắp toàn cầu. Để tận dụng những kinh nghiệm vận dụng sáng tạo vào điều kiện để tham gia các diễn đàn quốc tế quan trọng.
Văn Trì