VPA/FLEGT tác động về môi trường xã hội đối với ngành gỗ Việt Nam

BVR&MTHiệp định VPA-FLEGT là một phần của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) về một số khía cạnh gỗ hợp pháp nhằm thúc đẩy ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam phát triển. Trong đó, mục tiêu của VPA/FLEGT là thiết lập khung pháp lý đảm bảo tất cả sảm phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang EU có nguồn gốc và được sản xuất hợp pháp. Hiệp định đưa ra một số cam kết mới nên hai bên đã nhất trí rằng Việt Nam không áp dụng trực tiếp các cam kết của hiệp định mà thông qua việc “nội luật hoá” cam kết các văn bản pháp luật Việt Nam.

Ngày 28/11, Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam (VIFA) tổ chức hội thảo: “Phân tích, đánh giá tác động của Nghị định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam đến Môi trường và Xã hội”. Theo báo cáo của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cho thấy 6 tháng đầu năm 2022 các sản phẩm gỗ và đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh, đạt hơn 9 tỷ USD. Tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm, tỉ trọng giảm rõ rệt. Theo đánh giá của một số chuyên gia, tình hình sản xuất và xuất khẩu gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đạt được như năm 2021.

Phát biểu tại hội nghị, TS. Nguyễn Phú Hùng – Chủ tịch Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam cho biết: “Thị trường xuất khẩu còn nhiều biến động, doanh nghiệp sẽ phải linh hoạt để kịp bám sát sự thay đổi, đa dạng hoá sản phẩm, thị trường. Doanh nghiệp phải làm việc sát với các đối tác, bao gồm cả cung cấp dự báo và tham gia giúp nhà cung cấp giảm giá thành để có giá đầu tư tốt, tinh gọn toàn bộ quy trình sản xuất. Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp chủ động phối hợp trong quá trình điều tra. Nếu tích cực hợp tác và có đủ căn cứ chứng minh các cáo buộc vô căn cứ, doanh nghiệp có thể không bị áp thuế hoặc áp thuế mức độ thấp, vẫn giữ được thị trường xuất khẩu”.

Sau khi hiệp định VPA/FLEGT bắt đầu có hiệu lực, EU và Việt Nam Nam đã tổ chức chuẩn bị cho triển khai thực thi các cam kết. Hiệp định VPA/FLEGT không đưa ra các cam kết hay tiêu chuẩn lao động mới mà chỉ nhấn mạnh việc thực hiện quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến Bộ Luật Lao động năm 2012, Luật công đoàn 2012, Vệ sinh lao động 2015 với 3 tiêu chí doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ: Có tên trong danh sách bảng lương của tổ chức, có tên trong danh sách đóng đoàn phí của đơn vị, có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động do đơn vị lập. Theo bà Nguyễn Tường Vân – Phó Chủ tịch Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam: “Việt Nam đã nỗ lực thể chế hoá các cam kết về xã hội trong hiệp định VPA/FLEGT được nêu tại điều 15 về đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan và Điều 16 về các biện pháp an toàn xã hội, cũng như các cam kết trong Phụ lục V về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và Phụ lục IX về chức năng và nhiệm vụ”. Trên thực tế, các doanh nghiệp ngành gỗ còn có nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, nguồn vốn, vốn đầu tư, quyền sử dụng đất và nguồn lực xã hội liên quan đến việc đáp ứng các quy định pháp luật về xã hội, đặc biệt là tuân thủ quy định về ký hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hooij cho người lao động. Theo bà Vân, vấn đề vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp ngành gỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Cần đề xuất với Bộ Lao động và Thương binh xã hội có nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này thực hiện ký hợp đồng với người lao động.

Hội thảo đã phân tích, đánh giá tác động của Nghị định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam đến Môi trường và Xã hội. Đồng thời các. Trong phiên thảo luận, các chuyên gia trong cũng  đề xuất giải pháp và xây dựng ý tưởng góp phần thực hiện hiệp định VPA/FLEGT trên cơ sở đánh giá sự tuân thủ về môi trường và xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành gỗ.

Thực hiện:  Tuyết Lan – Đình Trà

Tags:
CHIA SẺ