Hiệp định EVFTA và những kết quả tích cực trong phát triển thương mại giữa EU và Việt Nam

BVR&MTSau gần một năm rưỡi thực thi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp tại cả Châu Âu và Việt Nam, EVFTA đã đem lại những kết quả tích cực trong xuất nhập khẩu các sản phẩm lâm nghiệp. Trong tiến trình thực hiện, EVFTA hướng đến tăng cường phát triển thương mại giữa hai bên thông qua việc loại bỏ thuế xuất, nhập khẩu với hầu hết các mặt hàng của hai bên trong danh mục Hiệp định, Việt Nam và các nước EU. Đồng thời, đây sẽ là nền tảng để thúc đẩy bảo vệ môi trường và cải thiện các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội cho người lao động.

Ngày 22/8/2022, tại 55 Quang Trung, Hà Nội, Diễn đàn Giám sát Quản trị rừng và Thương mại gỗ bền vững lần thứ Năm thảo luận về về các vấn đề liên quan đến Chương 13, Hiệp định EVFTA, vai trò của các TCXH giám sát những vấn đề môi trường, lao động và xã hội trong các chuỗi cung ứng các sản phẩm xuất khẩu đi EU, đặc biệt là gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp.

Theo kết quả thống kê của Bộ Công Thương, mặc dù năm 2021 gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản cả năm đạt trên 15,75 tỷ USD, tăng trưởng trên 18% so với năm 2020, vượt kế hoạch đặt ra (14 tỷ USD). Điểm nhấn thành tựu của ngành là xuất siêu cao, ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020.

Kể từ khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, EU và Việt Nam đã triển khai thực thi cam kết trong chương TSD nhằm hỗ trợ thực hiện EVFTA và VPA-FLEGT. Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN-PTNN đã tích cực triển khai các cam kết thực hiện bằng việc tham mưu cho Chính phủ một loạt các văn bản để Hiệp định đi vào thực tế.

EVFTA tạo cơ hội cho các TCXH tham gia vào các hoạt động phát triển, thảo luận và vận động cải thiện các chính sách quốc gia để đóng góp cho mục tiêu của Chương TSD. Năm 2021 và Quý I/2022, thương mại song phương Việt Nam – EU phục hồi và tăng trưởng tốt, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch. Kết qủa này có sự đóng góp đáng kể từ EVFTA. Cùng với lợi ích kinh tế, EVFTA cũng thúc đẩy cải cách thể chế. Đơn cử, hiện nay đã có 39 bộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được công nhận bảo hộ tại EU mà không phải qua thủ tục đăng ký.  Điều này đã mang lại cơ hội tiếp cận thị trường lớn cho doanh nghiệp và nông dân Việt Nam.

Theo chuyên gia tại diễn đàn, Dự án Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gõ hợp pháp thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ tham gia vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu. EVFTA và VPA được coi là thoả thuận hỗ trợ lẫn nhau nhằm thúc đẩy những cải cách trong quản trị rừng. Mục tiêu của dự án là tạo điều kiện và tăng cường sự đống góp của các Tổ chức xã hội Việt Nam vào phát triển công bằng và bền vững tại Việt Nam. Dự án đạt được ba kết quả rõ rệt: Mạng lưới VNGO – FLEGT chủ động tham gia vào các cơ chế giám sát có sự tham gia của TCXH trong EVFTA; Uỷ Ban Thương mại, Uỷ Ban Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA cam kết bảo vệ rừng và tôn trọng quyền người dân liên quan đến rừng trong quá trình thực hiện EVFTA; Các thành viên trong nhóm Tư vấn trong nước và ngành công nghiệp gỗ nói riêng thúc đảy quá trình quản trị và các biện pháp chống thương mại gỗ bất hợp pháp.

Nghiên cứu nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Châu Âu trong bối cảnh thực hiện Hiệp định EVFTA và cam kết thực thi VPA đã đề ra một số giải pháp đối với gỗ nguyên liệu cho chế biến G&SPG xuất khẩu sang thị trường EU. Để chủ động nguồn nguyên liệu cần có quy hoạch tạo vùng nguyên liệu tập chung, đủ lớn, gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, liên kết chuỗi, đặc biệt liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ và hộ trồng rừng, giữa doanh nghiệp chế biến và công ty lâm nghiệp, giữa doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp…


Đình Trà – Tuyết Lan