Khi đại ngàn chưa yên – (Kỳ cuối): Cần tổ chức lại bộ máy quản lý, bảo vệ rừng?

BVR&MT – Từ đầu năm đến nay, Quảng Nam xảy ra một số vụ phá rừng quy mô lớn, đặc biệt là vụ phá rừng thuộc khu vực Sông Kôn, huyện Đông Giang và vụ chặt hạ 33 cây gỗ lim hàng trăm tuổi quý hiếm tại thôn Cần Đôn, xã Chà Val, huyện Nam Giang. Mặc dù các cơ quan chức năng đã khởi tố vụ việc và kỷ luật một số cán bộ liên quan, song dư luận vẫn e ngại về công tác quản lý, bảo vệ rừng nơi đây.

Xem thêm:

Khi đại ngàn chưa yên – (Kỳ 1): Lỗi tại chủ rừng?

Khi đại ngàn chưa yên – (Kỳ 2): Ai cho phép người dân phá rừng cộng đồng?

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Bảo vệ rừng và Môi trường về một số nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương.

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Gần đây Quảng Nam xảy ra nhiều vụ phá rừng liên tiếp, trong đó có không ít cán bộ quản lý và kiểm lâm địa bàn đã bị đình chỉ công tác. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này và đâu là nguyên nhân cốt lõi?

Ông Lê Trí Thanh: Trong thời gian qua tình trạng xâm hại rừng, phá rừng vẫn còn xảy ra, tuy không nhiều, không nghiêm trọng nhưng cũng tác động không nhỏ đến hệ sinh thái rừng tự nhiên của Quảng Nam. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, trong đó có thể kể tới những bất cập về mặt quy định luật pháp; bất cập trong việc sắp xếp, phân bố lực lượng kiểm lâm, có địa bàn có diện tích rừng thấp, trữ lượng rừng thấp nhưng cũng phân bố kiểm lâm như địa bàn có nhiều rừng, địa hình phức tạp, tính nhạy cảm cao. Ngoài ra, cách thức làm việc của cán bộ kiểm lâm cũng còn hạn chế, đa phần vẫn theo phương thức thủ công, khi phát hiện mới xử lý và thi thoảng mới tổ chức những đợt tuần tra, bảo vệ rừng. Lẽ ra, rừng phải được quản lý từ trên không thay vì giám sát dưới mặt đất vì có những khu vực bị phá ở sâu, phải đi 5 – 6 giờ đồng hồ mới tới nơi, thậm chí nhiều khu vực bị phá vài tháng sau mới bị phát hiện. Một điểm khác nữa là địa hình Quảng Nam khá đặc biệt, có nhiều hệ thống sông suối lớn, nhiều thủy điện. Khi chưa xây dựng hệ thống thủy điện thì việc vận chuyển gỗ lậu chủ yếu theo đường mòn, giờ lại vận chuyển qua lòng hồ thủy điện, vì vậy, với lực lượng mỏng, cơ chế bất cập, chưa có sự phối hợp thống nhất, kiểm lâm địa phương khó lòng quán xuyến hết và chặn đứng các đường đi của lâm tặc, tất nhiên không loại trừ có trường hợp thông đồng, tiếp tay cho lâm tặc. Việc này cần sự nỗ lực của các cấp các ngành, từ hệ thống pháp luật đến chính sách thực thi ở cơ sở.

Ông có thể lý giải cụ thể những bất cập đã nêu và giải pháp cho vấn đề này, thưa ông?

Ông Lê Trí Thanh: Về mặt tổ chức quản lý, trên địa bàn hiện có hạt kiểm lâm của các ban quản lý rừng nhưng cũng đồng thời có hạt kiểm lâm của các huyện nên rất chồng chéo, cụ thể là chồng chéo giữa cơ quan quản lý nhà nước thực thi pháp luật với cơ quan sự nghiệp về quản lý và bảo vệ rừng, do đó, khi xảy ra hủy hoại rừng thì rất khó quy trách nhiệm. Sắp tới, Quảng Nam sẽ tổ chức lại theo hướng đưa các hạt kiểm lâm thuộc ban quản lý rừng về UBND huyện quản lý để tham mưu cho cấp huyện về công tác quản lý, bảo vệ rừng vì thực tế có những huyện 80 – 90% diện tích đất là đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Bên cạnh đó, Quảng Nam sẽ sắp xếp lại lực lượng kiểm lâm và lực lượng làm công tác bảo vệ rừng theo hướng tinh gọn hơn, những cán bộ nào yếu về sức khỏe hoặc mắc bệnh kéo dài hoặc không thể đảm đương công tác quản lý và bảo vệ rừng trong điều kiện áp lực và yêu cầu sử dụng công nghệ tiên tiến như hiện nay thì sẽ xem xét điều chuyển sang các vị trí công việc khác phù hợp hơn hoặc có thể giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi.

Đối với nhóm kiểm lâm địa bàn (trực thuộc kiểm lâm huyện hoặc kiểm lâm của các ban quản lý), hiện đa phần chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp xã cũng như chưa phối hợp tốt với cấp cơ sở trong việc tuần tra quản lý, bảo vệ rừng, chủ yếu vẫn hoạt động độc lập, đơn lẻ. Theo quy định, ít nhất mỗi xã có một kiểm lâm địa bàn nhưng do thiếu nhân lực nên có khi một kiểm lâm địa bàn phụ trách vài xã, vì vậy không thể đảm đương được. Sắp tới, tỉnh sẽ tổ chức lại mỗi xã ít nhất có một kiểm lâm, những xã có nhiều diện tích rừng có thể bố trí 2 – 3 kiểm lâm địa bàn và biệt phái kiểm lâm này giao Chủ tịch xã trực tiếp quản lý, yêu cầu phối hợp với cán bộ lâm nghiệp xã, cán bộ ban quản lý bảo vệ rừng và cộng đồng thôn để bảo vệ rừng.

Riêng với việc tuần tra bảo vệ rừng, cần kêu gọi toàn bộ hệ thống tham gia chứ không nên chỉ phụ thuộc vào các ban quản lý bảo vệ rừng hay lực lượng kiểm lâm, trong đó cần xác định người dân là nòng cốt. Hiện tỉnh đang tổ chức theo quy mô các nhóm hộ tuần tra bảo vệ rừng, hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng nhưng chính sách này bộc lộ một số bất cập, mang tính cào bằng, do đó sắp tới s%E