Ứng dụng công nghệ vi sinh làm phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp

BVR&MT  – Tận dụng nguồn nguyên liệu là các phế phụ phẩm ( thân cây, rễ cây, lá cây…), sinh ra từ quá trình trồng trọt và sản xuất nông nghiệp tại vườn rau La Hường, chị Nguyễn Thị Ly Na là kỹ sư ngành Công nghệ sinh học đang công tác tại Trung tâm công nghệ sinh học Tp Đà Nẵng đã dùng phương pháp vi sinh để để xử dụng lại nguồn phế, phụ phẩm này cùng kết hợp với các phụ gia và nguyên liệu khác tạo nên một loại phân hữu cơ phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của các nông dân đang trồng rau tại vườn rau La Hường.

Đại diện Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng, Trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng chuyển giao sản phẩm phân bón hữu cơ cho các hộ nông dân đang trồng rau tại vườn rau La Hường.

Tại vườn rau La Hường, là vườn rau sinh thái với diện tích lớn ở quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng hằng năm có khoảng 100 tấn rác thải là các phế, phụ phẩm nông nghiệp được thải ra từ các vườn rau. Trước đây, sau mỗi mùa vụ trồng rau được thu hoạch, các phế, phụ phẩm từ cây trồng được người dân thường phơi khô và đốt đi hoặc tấp thành đống lớn gây ô nhiễm môi trường.

Đại diện Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng, Trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng chuyển giao sản phẩm phân bón hữu cơ cho các hộ nông dân đang trồng rau tại vườn rau La Hường.

Tuy nhiên, từ tháng 6/2023, các phế, phụ phẩm từ cây trồng tại vườn rau La Hường đã trở thành nguyên liệu chính trong việc tạo thành phân bón hữu cơ khi áp dụng phương pháp vi sinh. Chị Ly Na, chủ nhiệm đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm tại vườn rau La Hường” cho biết: Từ các phế phụ phẩm là nguyên liệu chính (80% cấu tạo phân hữu cơ), kết hợp với 15% là phân chuồng, vôi và chế phẩm vi sinh sẽ tạo nên loại phân bón hữu cơ thích hợp, đạt tiêu chuẩn cho việc trồng các loại rau, củ tại vườn sinh thái La Hường.

Ông Mai Văn Phu tự tay làm phân hữu cơ bẳng phương pháp vi sinh tại khu vườn của mình sau khi được tham gia các lớp tập huấn của trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng.

Việc sản xuất phân hữu cơ theo phương pháp vi sinh từ các phế phụ phẩm của vườn rau La Hường được chị Ly Na nghiên cứu ứng dụng từ năm 2022 bằng các thí nghiệm nhỏ tại phòng làm việc ở trung tâm công nghệ sinh học thành phố Đà Nẵng sau đó được đưa vào sản xuất thực tế tại các hộ nông dân thuộc vườn rau La Hường. Để làm nên sản phẩm phân hữu cơ từ các phế phụ phẩm nông nghiệp ngoài chị là chủ nhiệm đề tài có sự tham gia hỗ trợ của các đồng nghiệp ở trung tâm công nghệ sinh học thành phố Đà Nẵng. Ông Mai Văn Phu, chủ hộ rau tại vườn rau La Hường, sau khi được tập huấn, hướng dẫn vễ kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp để tạo nên phân hữu cơ phục vụ việc trồng các loại rau quả cho biết: Trước đây khi chưa áp dụng phương pháp làm phân hữu cơ từ các phế phụ phẩm nông nghiệp, các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp từ việc trồng rau, củ… sau mùa vụ đã thu hoạch thường được phơi khô và đốt hoặc tấp thành đống gây ô nhiễm môi trường. Nhưng kể từ khi được tập huấn làm phân bón hữu cơ theo phương pháp vi sinh, các loại phế phụ phẩm này được tái xử dụng trở lại và trở thành phân bón cho cây giúp cho
gia đình ông tiết kiệm được 7 triệu đồng/năm từ việc mua phân. Phân hữu cơ làm theo phương pháp vi sinh với các nguyên liệu từ các phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại vườn kết hợp với phân chuồng và chế phẩm vi sinh, vôi là loại phân bón rất tốt cho cây, khiến đất tơi xốp, cây phát triển đồng đều và ít bị sâu cho mùa vụ thu hoạch cao. Ngoài việc làm gia tăng kinh tế cho ông và các hộ nông dân đang trồng rau tại vườn rau La Hường trong việc trồng rau, việc tận dụng lại các phế phụ phẩm từ việc trồng rau còn góp phần làm giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường tại các khu vực trồng rau, người nông dân không phải mất công đốt để làm giảm thiểu lượng rác thải có nguồn gốc là các phế phụ phẩm của cây.

Việc áp dụng mô hình xử lý phế phụ phẩm thành phân hữu cơ theo phương pháp vi sinh đã được Trung tâm công nghệ sinh học Tp Đà Nẵng chuyển giao cho các hộ nông dân đang trồng rau tại vườn rau La Hường, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ tháng 11.2023 và đến nay việc áp dụng triển khai và tập huấn cho nông dân đang dần có kết quả tiến triển tốt giúp nông dân trồng rau thu hiệu suất cao trong sản xuất nông nghiệp, giảm nguồn chi phí trong việc mua phân bón và đồng thời tái xử dụng lại nguồn rác thải nông nghiệp biến nó trở thành phân hữu cơ có ích trong việc trồng trọt, giảm thiểu lượng rác thải nông nghiệp ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường tại các điểm trồng rau tại vườn rau La Hường.

Ông Mai Văn Phu tự tay làm phân hữu cơ bẳng phương pháp vi sinh tại khu vườn của mình sau khi được tham gia các lớp tập huấn của trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng.

Hiện mô hình xử lý phế phụ phẩm từ sản xuất rau thành phân bón hữu cơ đang được triển khai thí điểm tại 11 hộ dân ở vùng trồng rau an toàn La Hường, quận Cẩm Lệ. Ông Nguyễn Hữu Thiết – Chủ tịch Hội Nông dân TP đánh giá cao hiệu quả mô hình, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng Trung tâm triển khai các dự án tương tự, hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

Hồng Sơn