BVR&MT – Xuân sang, Tết đến, người Việt dù có buôn bán ở xa cũng một lòng hướng về quê cha đất tổ, ai cũng cố gắng thu xếp công việc để về đoàn tụ với gia đình, quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Với những đồng bào ở xa Tố quốc, những người làm ăn nơi đất khách, bám trụ với tuyết trắng để mưu sinh, không có điều kiện trở về, Tết của họ ra sao?
Mang bản sắc quê hương tới nước Đức
Ngày 30 tháng trạp năm nào cũng vậy, ai cũng trộn rộn cho việc sắm Tết để kịp đón Tết cổ truyền cùng với quê hương, đó là nét văn hóa mà những người Việt đang sinh sống ở Đức hàng năm vẫn lưu giữ và tổ chức.
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch là bà con người Việt sinh sống tại nước Đức lại tất bật chuẩn bị tết cổ truyền. Dưới cái rét âm độ, người Việt ở Đức vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Những người làm ca, tranh thủ họ hẹn nhau cùng đi chợ của người Việt để mua lá dong về gói bánh chưng, mua một cành đào, hay một cành mai về chơi tết cổ truyền. Ban ngày họ vẫn đi làm bình thường, tối đến là cùng nhau quây quần liên hoan tất niên đêm 30 tết có cả những người bạn Đức. Cùng hướng về quê nhà, đếm ngược thời gian để cùng nhau nâng ly chúc mừng năm mới, chúc nhau sức khỏe, hạnh phúc, chúc sang năm gặp nhiều may mắn, kiếm được việc làm có thu nhập cao hơn….
Trong số những người Việt ở Đức lâu năm, có những người Việt mới sang năm đầu, Tết đến, họ không khỏi nhớ cái rét nồng nàn ở quê nhà, nhớ cái tết đầm ấm bên gia đình, họ hàng… nhiều người khi nghĩ về tết ở quê nhà đã khóc, nhưng vì họ đang ở nước ngoài không về quê đón tết được, nên cũng đã kịp gọi điện về quê nhà để chúc tết để vơi đi phần nào nỗi nhớ…
Năm 2017 đang dần qua đi, trong 365 ngày ấy, chắc hẳn rằng mỗi người đều có những tâm sự và cảm xúc riêng. Người Việt tại Đức cũng vậy, năm 2017 có lẽ vẫn là một năm đầy khó khăn, khi nền kinh tế Đức còn đang “loạng choạng” tìm cách vượt qua khủng hoảng chính trị. Việc nước Anh rời khỏi EU, và bầu cử Thủ tướng Đức, nhưng Chính phủ mới của bà Marken chưa tìm được sự đồng thuận của các Đảng đổi lập đã ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Đức. Giá dầu tăng mạnh vào cuối năm, khủng bố đe dọa khối thịnh vượng chung Châu Âu, thất nghiệp tăng đáng kể, vì thế mà người Việt cũng lao đao theo “cơn bão” kinh tế.
Người Việt hiện đang sinh sống ở nhiều thành phố của Đức, nhưng sinh sống đông nhất vẫn là thành phố Berlin, ở đây có cộng đồng người Việt, có chợ của người Việt…. Theo anh Miền đang làm việc cho một nhà hàng người Việt tại Đức cho biết: Tôi sang Đức đến nay được 3 năm, 2 năm đầu cứ tết đến là thấy nhớ quê vô cùng, ở bên này người Việt cũng đông và đoàn kết nên tối 30 Tết là người Việt lại tổ chức quây quần bên nhau cùng tổ chức tất niên cuối năm và chúc mừng năm mới, Tết ở bên này anh em cũng mua được Đào hoặc Mai để chơi tết, và cả bánh chưng…..
Cũng trong thời gian này, các nước châu u thắt chặt vấn đề an ninh, tăng cường kiểm tra người nước ngoài đang cư trú và làm việc tại Đức vì sợ những phần tử quá khích. Đây là một vấn đề nan giải, làm ảnh hưởng không ít tới người Việt đang sinh sống, lao động tại Đức, gây ra không ít những băn khoăn và lo lắng trong cộng đồng.
Những con người cặm cụi vượt bão tuyết mưu sinh trong Tết quê hương!
Cuối năm, nước Đức càng ngày càng lạnh, có hôm nhiệt độ xuống tới âm độ C, hơi thở chưa kịp thoát ra đã vội đóng băng lại, những con người bé nhỏ vẫn cặm cụi vượt bão tuyết, vượt cái lạnh, vượt nỗi nhớ quê hương để mưu sinh nơi đất khách. Những ngày này, công nhân cố gắng tăng ca, người bán hàng thì cố ngồi muộn thêm một chút, người lại xoay sang “đánh” quà Tết từ Đức về Việt Nam như bánh kẹo, rượu, mỹ phẩm… Người Việt Nam là vậy: cần cù và chịu khó!
Người Việt tại Đức đón hẳn 2 cái Tết: Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Hòa với không khí đón Giáng sinh và mừng Năm mới của người bản xứ, ngay từ đầu tháng Mười hai, các doanh nghiệp, công ty, nhà hàng Việt Nam đã bắt đầu trang trí cây thông, mua quà và chuẩn bị thưởng Tết cho nhân viên. Các mặt hàng Tết cũng được chuyển từ Việt Nam sang để phục vụ cộng đồng.
Về phía chính quyền, lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam cũng tổ chức đi thăm hỏi, động viên bà con tại các khu chợ, nhà máy. Đồng thời, đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam tiến hành thảo luận với phía Đức để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho bà con làm ăn, sinh sống hợp pháp, an toàn.
Năm mới Mậu Tuất đã tới, cùng nhìn lại những gì mà cộng đồng người Việt tại Đức đã làm được trong năm qua, cho dù đó là thành công hay thất bại thì chúng ta cũng có quyền tự hào. Cùng chúc cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nói chung, ở Liên bang Đức nói riêng luôn đoàn kết vững mạnh, sức khỏe dồi dào, buôn may bán đắt, gặp nhiều may mắn.
Linh Miền