BVR&MT – Trong thời gian qua, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch để quản lý bảo vệ và phát triển rừng sản xuất thực hiện nhiệm vụ trồng rừng sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương.
Nằm trong Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn. UBND huyện Phú Bình đã thực hiện triển khai tốt công tác sử dụng và bảo vệ rừng.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Bình về thực hiện nhiệm vụ 11 tháng trong năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 đã có những báo cáo kết quả về công tác sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất nhằm nâng cao đời sống, kinh tế của người dân huyện Phú Bình trong công tác trồng rừng sản xuất như sau:
Đối với công tác sử dụng rừng
Huyện đã thực hiện kiểm tra giám sát khai thác rừng sản xuất. Thực hiện giám sát theo quy trình khai thác tại Thông tư 17/2017/TT-BNNPTNT ngày 11/10/2017 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về Sửa đổi bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản ngoàigỗ.
Hạt kiểm lâm đã giám sát khai thác diện tích trồng rừng do dân tự bỏ vốn ra trồng, trong đó cây trồng phân tán kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND xã cấp phép khai thác là : 66 GP=1906,5 m3 = 28,23 ha; Công ty Lâm Nghiệp cấp phép 06 GP = 896,73 m3 = 8,5 ha; Tổng cộng: 72 GP = 2.803,23 m3 = 36,73 ha; Khai thác đúng vị trí, đúng diện tích, đúng loại cây.
Đối với công tác chế biến lâm sản: Tiêu thụ hàng lâm sản chế biến mấy tháng đầu năm không nhiều, các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản hoạt động ít, hàng tồn kho còn nhiều. Tiêu thụ hàng lâm sản chế biến 9 tháng năm 2017: sản phẩm bóc quy tròn: 541,22m3; sản xuất đồ mọc quy tròn và gỗ tồn: 309,9m3; sản phẩm băm dăm 395 tấn. Giá trị kinh doanh chế biến lâm sản: 1.240 triệu đồng; các cơ sơ kinh doanh chế biến lâm sản đều hoạt động còn chưa có năng xuất (gỗ bóc, băm gỗ , đò gỗ mỹ nghệ giá cả thấp , tiêu thụ chậm) do nguyên liệu đầu vào và đầu ra chậm …
Đối với công tác bảo vệ rừng: Hạt kiểm lâm cơ quan thường trực phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đã tham mưu cho UBND huyện Phú Bình kiện toàn ban chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2017-2020; văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR mùa khô hanh năm 2017-2020; các văn bản chỉ đạo các xã thị trấn cố rừng trực PCCCR và thường xuyên kiểm tra các vùng trọng điểm cháy vào các ngày cao điểm có nguy cơ cháy rừng từ cấp III đến cấp V. Triển khai xây dựng phối hợp về chữa cháy rừng với phòng nông nghiệp, công an huyện, quân sự huyện, phòng cảnh sát PCCC số 2.
Cán bộ kiểm lâm viên địa bàn thường trực cùng ban chỉ đạo PCCCR các xã trong những ngày nắng, hanh khô cao điểm chủ yếu các ngày cao điểm của 9 tháng năm 2017, vừa kiểm tra và nhắc các chủ rừng chú ý trong việc dùng lửa để đốt bờ, bãi, sử lý thực bì để cuốc hố trồng rừng. Kết quả không có chay rừng xảy ra.
Bên cạnh đó đối với các hộ chuẩn bị thu hoạch rừng sản xuất thì huyện cũng đã có phương án cho người dân đăng ký trồng rừng giai đoạn tiếp theo. Đồng thời mỗi đợt trồng rừng đều có các cán bộ kiểm lâm xuống khảo sát địa hình, hướng dẫn bà con đào hố, chăm sóc, theo dõi quá trình phát triển cây. Hằng năm, huyện đều kết hợp với Hạt tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho bà con về quy trình, cách chăm sóc cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngày một nâng cao đời sống của người dân. Góp phần đẩy mạnh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Như vậy, có thể huyện Phú Bình đã thực hiện tốt công tác sử dụng và bảo vệ rừng sản xuất. Đồng thời có những phương hướng triển khai trong năm 2018 thông qua hướng dẫn, vận động người dân tham gia đăng ký, mở rộng diện tích trồng rừng sản xuất sau mỗi đợt khai thác. Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Thạch Thảo