BVR&MT – Việc thực hiện các hoạt động thiết kế, xây dựng, vận hành và đánh giá Dự án nói chung cũng như việc quản lý cơ chế giám sát khiếu nại và phản hồi về bảo vệ phát triển rừng nói riêng luôn được VIFA cùng các bên liên quan phối hợp một cách chẽ và hiệu quả tại Tả Ngài Chồ.
Việc thực hiện kế hoạch BV&PTR: Năm 2016 các thôn bản Tả Ngải Chồ đã trồng được 20 ha cây sa mộc và xoan tập trung, dự kiến đến 15/12/2016 sẽ hoàn thành khối lượng 20 ha và 230 kg hạt trầu tương đương 10 ha. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Dự án cũng sẽ triển khai mô hình trồng thử nghiệm cây dược liệu với diện tích khoảng 500 m2.
Về cây ăn quả, Phòng NN&PTNT huyện Mường Khương đang có kế hoạch trồng 10 ha cây quýt ngọt tại địa phương. Ngoài ra, UBND xã Tả Ngải Chồ cũng đang trình lên cấp huyện về dự án trồng và chế biến cây dong riềng với kinh phí từ nguồn vốn 30A vào kế hoạch năm 2017.
Đối với vấn đề đúc kết kinh nghiệm, VIFA đã hoàn chỉnh 2 bản đúc kết kinh nghiệm từ việc thực hiện các mô hình dự án và việc xây dựng kế hoạch BVPTR. Măt khác, VIFA cũng thực hiện các quy định về cáo cáo kết quả hoạt động và họp định kỳ hàng tháng. Các bộ phận chuyên môn luôn nghiêm túc trong việc báo cáo kết quả hoạt động về tài chính hàng quý theo quy định về thời gian và nội dung.
Song song với đó, viêc thực hiện các cuộc họp giữa Ban điều hành và GEF, giữa Ban điều hành và nhóm chuyên gia theo đúng quy định.
Trong quá trình triển khai Dự án, VIFA và người dân xã cùng phối hợp thực hiện cơ chế giám sát phản hồi quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch BVPTR thông qua các lớp tập huấn và họp giao ban định kỳ. Đặc biệt, nhóm chuyên gia đã thiết kế và giám sát đường dây nóng tại trụ sở UBND xã Tả Ngải Chồ và tại gia đình các trưởng thôn để người dân 12 thôn kịp thời phản ánh ý kiến và đóng góp cho Dự án.
Bài học kinh nghiệm đặt ra đó là Nhóm chuyên gia VIFA cần phối hợp thường xuyên với lãnh đạo xã Tả Ngải Chồ trong việc chỉ đạo, nhắc nhở các hộ gia đình tham gia các mô hình chăn nuôi nhằm thúc đẩy họ thực hiện tốt. Đây cũng là tiền đề để nhân rộng các mô hình này trên quy mô lớn hơn.
Bên cạnh đó Nhóm chuyên gia cũng cần phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án đến Ban Điều hành và GEF để có sự thống nhất trong việc tìm giải pháp khắc phục hiệu quả.