BVR&MT – Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 02/2018/TT-BKHĐT ngày 14/05/2018.
Theo đó, việc triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cần được khoán ổn định cho người dân từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ theo chu kỳ lâm sinh và hưởng lợi. Người dân khi được giao khoán đất trồng rừng, phát triển rừng có thể tự trồng rừng trước và được hỗ trợ sau theo định mức quy định.
Xem thêm:
Chiến dịch Bảo vệ môi trường “Biển Việt Nam xanh”
Phạm vi dự án, quy mô một dự án bảo vệ và phát triển rừng, dự án trồng rừng tối thiểu là 500 ha; đối với rừng ngập mặn tối thiểu là 300 ha.
Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có đủ diện tích trên, UBND cấp tỉnh được lập một dự án bảo vệ và phát triển rừng.
Danh sách các hộ tham gia trồng rừng, phát triển rừng được niêm yết công khai tại UBND xã, nhà văn hóa thôn, bản về diện tích và số tiền được nhận.
Thông tư này cũng yêu cầu phải trồng cây phân tán của hộ gia đình trên bờ lô, khoảnh ở nương rẫy kết hợp bảo vệ cây nông nghiệp.
Đối với cây phân tán trên đất công cộng (đường giao thông, bờ mương), ưu tiên giao cho tổ chức như: Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, hợp tác xã, công đồng dân cư đứng ra trồng và hưởng lợi.
Đối với việc thực hiện đường ranh phòng chống cháy rừng hay gọi là đường ranh cản lửa.
Chủ đầu tư lập phương án đầu tư đường ranh cản lửa. Không sử dụng tiền hỗ trợ Nhà nước để đền bù giải phóng mặt bằng nếu đường ranh cản lửa đi qua diện tích đất của chủ rừng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19/06/2018.
Văn Trì