Luật sư và bạn đọc: Xử lý hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã

BVR&MT – Độc giả hỏi: Vừa qua xem thông tin trên quý báo tôi được biết vụ một nhóm người bị bắt tại sân bay Nội Bài do buôn bán trái phép sừng tê giác. Tôi muốn hỏi đối với hành vi buôn bán sừng tê giác như thế thì có thể bị nhà nước xử phạt như thế nào?

Ảnh minh họa.


Luật sư Công ty Luật TGS trả lời:

Hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã cũng như bộ phận của động vật hoang dã là một hành vi rất đáng lên án. Không những nó làm suy giảm hệ sinh thái, mà đây còn là nguyên nhân chính dẫn đến tuyệt chủng ở một số loài quý hiếm khác nhau. Nhận thức rõ được tầm quan trọng, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  3. b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  4. c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  6. a) Có tổ chức;
  7. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  8. c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  9. d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

  1. e) Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;
  2. g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  3. h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  4. i) Tái phạm nguy hiểm.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
  6. a) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên;
  7. b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  9. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  10. a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  11. b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  12. c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  13. d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Tê giác thuộc đối tượng nằm trong danh mục được nhà nước quy định trên đây. Do đó, tùy vào quy mô, số lượng và tính chất hoạt động, những người thực hiện hành vi buôn bán trái phép sừng tê giác có thể bị xử phạt tiền từ 50.000.000 VNĐ đến 1.500.000.000 VNĐ, mức phạt tù lên đến 12 năm tù giam.

Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Giám Đốc – Hãng Luật TGS LawFirm

Địa chỉ: Số 5 Ngách 24 – Ngõ 1 – Trần Quốc Hoàn, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Số di động: 0918 368 772

                                            Email: contact@newvisionlaw.com.vn