BVR&MT – Câu ca dao tục ngữ: “Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ” từ xa xưa đã đi vào tiềm thức của bao người, nhưng không phải ai cũng biết nghề để làm ra một sợi tơ thế nào. Ghé thăm làng nghề truyền thống Cổ Chất bao đời nay nổi tiếng với nghề ươm tơ, nuôi tằm, dệt lụa để được tận mắt chứng kiến công đoạn của quá trình làm tơ ra sao.
Ấn tượng đầu tiên khi mới bước chân đến làng là đâu đâu cũng thấy những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả phơi trên những thanh sào tre.
Kỹ thuật ươm tơ ở làng Cổ Chất nổi tiếng có lẽ sự khác biệt giữa tơ sợi làng Cổ Chất so với tơ ở vùng khác đã khiến cho nghề ươm vẫn tồn tại gắn bó ở vùng đất này.
Kỹ thuật ươm tơ thủ công đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn của người thợ. Từ việc lựa chọn và phân loại kén tằm, cho đến việc đảo kén lấy mối tơ, tay thoăn thoắt mắt không rời để kéo tơ đều sợi, tạo nên những nén tơ căng chắc và óng mượt.
Trong những xưởng kéo tơ, người thợ làm việc trong màn khói bốc lên nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Kén tằm được đun sôi lên rồi tiếp tục đổ cả nồi nước sôi có kén tằm trong đó vào một chậu để bắt đầu công đoạn kéo tơ.
Vòng kéo chạy chầm chậm và từng sợi tơ vàng hoặc trắng được quấn quanh khung, kéo tơ xong người thợ phải chỉnh tơ: nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều, sao cho tơ được sạch sẽ.
Những cuộn tơ được cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng, sau khi được phơi khô, sẽ được đem đi se sợi.
Những cuộn tơ được cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng, sau khi được phơi khô, sẽ được đem đi se sợi.
Tơ thành phẩm thường chia làm 3 loại: tơ tốt nhất gọi là sợi mốt, kế đến là sợi mành và cuối cùng là sợi đũi.
Các sản phẩm tơ của làng Cổ Chất nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng tốt và độ bền đẹp.