BV&MT – Ngày 11/12, Trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội tổ chức hội thảo: “Định hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực Lâm nghiệp”.
Thành phần tham dự hội thảo, đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ KHCN, Tổng cục Lâm nghiệp và Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Trung ương Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng; đại diện một số Sở NN&PTNT Hà Nội, Sở KHCN Hà Nội, Doanh nghiệp và các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực công nghệ cao.
Trong những năm qua, Trường Đại học Lâm nghiệp đã từng bước ứng dụng công nghệ cao trong các chương trình nghiên cứu, trong đó tập trung vào 03 lĩnh vực chính là ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào chọn tạo giống, nhân giống cây lâm nghiệp và ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra và quản lý tài nguyên rừng; công nghệ chế biến lâm sản.
GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng, Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết: “Trường đại học Lâm nghiệp đã xây dựng “Định hướng hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2018 – 2025” với mục đích xây dựng và phát triển Trường thành một trung tâm khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên và môi trường, chế biến lâm sản phòng chống và giảm nhẹ thiên tai góp phần vào sự bền vững kinh tế – xã hội của đất nước góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành Lâm nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành”.
Trường xác định phát triển công nghệ cao là hướng đi đúng đắn phù hợp với xu hướng thời đại và công cuộc cách mạng 4.0. Điều đó cụ thể bằng những công trình nghiên cứu, đề tài thực thực hiện của các tiến sĩ, giáo sư đầu ngành lâm nghiệp của trường, với tâm huyết.
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Lâm nghiệp cho biết: “Hiện nay, chúng ta đang tập trung mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Mà yếu tố quan trọng tác động đó là khoa học công nghệ, là công nghệ cao chứa đựng tri thức, đổi mới sáng tạo, có mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn đối với phát triển kinh tế. Riêng đối với lâm nghiệp, trong 25 năm qua, thành tựu và dấu ấn, sự đóng góp ngày càng được công nhận. Sự thừa nhận ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp đối với tăng trưởng xanh, đối với thích ứng biến đổi khí hậu”.
Trong lĩnh vực phát triển rừng đạt được những thành tựu như sau: Chọn, tạo các giống cây lâm nghiệp có ưu thế vượt trội, có năng suất; Công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào cho các loài cây trồng rừng nguyên liệu như keo, bạch đàn, tràm
Lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng như sau: Ứng dụng trong công tác bảo vệ rừng, công nghệ viễn thám để phát hiện và cảnh báo sớm cháy rừng trên phạm vi toàn quốc đã ứng dụng tại Cục kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh; Ứng dụng trong quản lý tài nguyên rừng, ứng dụng các phần mềm GIS, bản đồ lượng rừng – VolumeMap, công nghệ Laser phục vụ nguyên cứu điều tra rừng.
Lĩnh vực khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản: ứng dụng công nghệ tự động, xác định tối ưu sản phẩm gỗ sẻ. Đề tài nguyên cứu công nghệ sản xuất các loại gỗ ghép khối được xử lý biến tính dùng trong xây dựng chủ trì GS.TS Phạm Văn Chương. Kết quả chính xử lý thủy nhiệt đến tính chất vật lý, cơ học của gỗ keo lá tràm, gỗ bạch đàn uro và đã xách định được kiện xử lý hợp lỹ cho hai loại gỗ. Nghiên cứu được cộng nghệ ép sản xuất gỗ ghép khối dạng Glulam cho hai loại gỗ keo lá tràm và bạch đàn uro sau khi đã xử lý thủy điện và xử lý chậm cháy.
Công nghệ và thiết bị uốn gỗ tự nhiên sản xuất chi tiết cong cho đồ mộc xuất khẩu; thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý dẻo hóa gỗ, uống gỗ tự nhiên. Kết quả đã được ứng dụng tại công ty Cổ phần Woodsland, Hà Nội và một số doanh nghiệp ở Thạch Thất, Hà Nội.
Lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ chuyển đổi gen: tạo giống bạch đàn uro Eucalyputs urophylla sinh trưởng nhanh bằng công nghệ chuyển gen; ứng dụng kỹ thuật in vitro đã nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện được nhiều quy trình nhân giống cho các loại cây dược liệu và hoa cây cảnh.
Bà Hà Thị Mừng – Vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế cho biết: “Kết quả trong ứng dụng sinh học trong chọn giống, công nghệ nuôi cấy mô tế bào đã chọn và tạo được hơn 200 giống mới cho những loài cây trồng rừng chủ lực như Keo, Bạch đàn, Mắc ca… có năng suất. Công nghệ viễn thám đã được ứng dụng vào một số lĩnh vực như công tác bảo vệ rừng mang lại những kết quả tốt”.
Trong hội thảo, có sự tham dự của đại diện Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc đây là khẳng định của sự hợp tăng cường hợp tác quốc tế của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế. Đối với Trường Đại học lâm nghiệp trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sự tham gia nghiên cứu của chuyên gia quốc tế. Trong các dự án đề tài; đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao: giống cây lâm nghiệp và công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám, công nghệ chế biến gỗ, điều khiển số. thúc đẩy hợp tác công tư, xây dựng một số dự án hợp tác công tư trên một số đối tượng chủ lực, công nghệ mới mà Việt Nam chưa tạo ra hoặc chưa làm chủ được công nghệ.
Tại hội thảo, khoảng 200 đại biểu, trong đó các doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp, chế biến gỗ đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho chiến lược đưa ứng dụng thông minh vào ngành lâm nghiệp, công nghệ chế biến gỗ. Nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ đề nghị: Hiện nay, vấn đề nhân lực, cần có trình độ cao phục vụ trong ngành chế biến gỗ đang rất khan hiếm. Vì vậy, Trường ĐH Lâm nghiệp chính là nơi đóng vai trò quan trọng để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực này cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp kiến nghị, Trường đại chọ Lâm nghiệp tiếp tục cử sinh viên công tác tại doanh nghiệp, các Giảng viên tiếp tục có những đề tài nghiên cứu thực nghiệm ngay tại doanh nghiệp như: Công nghệ ép gỗ cong, công nghệ nhân giống cây lâm nghiệp.
Tổng kết hội thảo, GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Nhà trường Đại học Lâm nghiệp bày tỏ nguyên vong: “Nhà trường quyết liệt trong việc đào tạo, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ theo hướng công nghệ cao theo 3 hướng cơ bản: Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào chọn tạo giống, nhân giống cây lâm nghiệp và ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra và quản lý tài nguyên rừng; Công nghệ chế biến lâm sản. Tiếp tục hợp tác quốc tế, nhà trường sẽ cử cán bộ đi đào tạo học tập tại nước ngoài;. Sắp tới sẽ đầu tư có trọng điểm các trung tâm nghiên cứu giống công nghệ cao, cây công nghệ cao trong lâm nghiệp, thiết kế đồ gỗ thông minh”.
https://www.youtube.com/watch?v=xjBqCKjrXbU&feature=youtu.be
Văn Trì