BVR&MT – Từ những thời điểm khó khăn, vợ chồng ông Thạch Sa Rinh (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) không chỉ vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mà còn giúp cho bà con địa phương đi lên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) là xã vùng sâu giáp biên giới Campuchia. Nơi có tiếng phát triển về nghề đánh bắt cá, cũng là nơi có tấm biển du lịch Cầu Treo giáp Vườn quốc gia Yok Đôn, có 20 ngọn núi giáp hồ Chư Min, giáp ngọn núi Yok Đôn cao 420 mét.
Nơi đây những người dân tộc Ê Đê, dân tộc Tày, dân tộc thái, dân tộc Mèo, dân tộc Khơ Me, dân tộc Lào, dân tộc Dao, Dân tộc Mơ Nông vài người vác dao, vác cuốc đi về nhà. Với mong muốn phát triển kinh tế nhiều năm qua, ông Thạch Sa Rinh buôn Ê rông B, xã K rông Na, huyện Buôn Đôn luôn luôn được coi là dẫn đầu về phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình xóa được đói giảm được nghèo, sau mấy năm nuôi cá ở ao nhà và đánh bắt cá tự nhiên ở hồ Cầu Treo, Nguồn thu từ ốc bưu đen, tôm, lươn, cua, cá, ếch trung bình mỗi ngày thu được 1,2 triệu đồng, từ nguồn thủy sản nuôi cá thả hồ, đi bán và thu nhập cao, mỗi năm gia đình bán cá rô phi thu được khoản 36 triệu đồng.
Ông Thạch Sa Rinh cho biết trước đây gia đình rất là nghèo, con đông, nhờ Ủy Ban Nhân Dân xã, hội Phụ Nữ hỗ trợ tiếp sức cho vay vốn tín chấp từ hồi phụ nữ tại ngân hàng chính sách huyện Buôn Đôn với số vốn là 30 triệu đồng cùng với kinh nghiệm từ nhỏ chịu thương chịu khó bương chải cách nghĩ làm ăn của ông Thạch Sa Rinh đã mạnh dạng vay vốn đầu tư vào nghề đánh bắt cá, đánh bắt thủy sản, ông dùng một nữa số tiền để mua lưới làm đú. Sau khi đánh bắt cá, tôm, cua, lươn, ốc, tép ông tự tìm đầu mối ra để có nguồn thu nhập từ Ea Súp đến Đà Nẵng, ra tận đến Hà Nội. Nay đã có của ăn của để còn một nữa số tiền còn lại ông Thạch Sa Rinh mua giống một số cây trồng là đinh lăng để làm thuốc có giá trị thu nhập rất cao. Hiện nay có tiền để nuôi con cái đi học, một năm thu trên 200 triệu đồng.
Hiện nay ngoài cơ sở thu mua đánh bắt cá nguồn thủy sản, ông Thạch Sa Rinh còn trồng một số cây đinh lăng để làm thuốc khoản hơn 3 ha. Ngoài ra ông Thạch Sa Rinh còn hướng dẫn cách làm ăn cho anh em người kinh và người đồng bào dân tộc thiểu số học cách làm ăn, cách đánh bắt cá giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho bà con cùng phát triển kinh tế thoát nghèo vươn lên làm giàu để nâng cao trình độ nhận thức cho bà con, chị em trong buôn làng.
Từ hiệu quả thay đổi nếp nghĩ và cách làm để thay đổi từ bước nếp nghĩ và cách làm trong buôn làng người dân tộc thiểu số. Hàng tháng vợ ông Thạch Sa Rinh đã tiết kiệm được 7 triệu đồng và phấn đấu tiết kiệm 10 triệu đồng để mua tủ lạnh, máy giặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Từ khó khăn, vợ chồng ông Thạch Sa Rinh còn chăn nuôi thêm gà vịt, ngan, ngỗng, chó thả quanh nhà, gà nuôi thả vườn việc chăn nuôi thả đồi rất thiết thực, phù hợp với quy mô sản xuất nông hộ của bà con người dân tộc thiểu số ở nơi đây. Khi đời sống của bà con được nâng cao lên con trẻ nơi đây cũng được tạo điều kiện học hành đến nơi đến chốn.
Bà con người dân tộc được học theo sự chỉ dạy của ông Thạch Sa Rinh giúp đỡ trở thành điểm sáng của buôn làng đã không có tên danh sách hộ nghèo.
Góp phần giải quyết những khó khăn đột xuất của gia đình, hạn chế được thành phần trẻ em bỏ học giữa chừng, đồng thời có vốn để tái sản xuất phát triẻn kinh tế góp phần thực hiện tiêu chí “Không đói, giảm nghèo”. Trên hồ cầu treo vùng biên giới nhiều nơi đã sắp ô tô và những phương tiện làm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
Nhờ kết hợp trồng cây thuốc đinh lăng, đánh bắt cá, chăn nuôi gia súc, hộ gia đình ông Thạch Sa Rinh theo cách liên kết sản xuất theo hướng bền vững, đời sống các thành viên trong buôn làng không ngừng được nâng cao.
Hiện nay thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình đạt từ 100.000.000 đến 200.000.000 đồng/năm. Ông chủ tịch Y Thông Khâm Niê xã K rông Na, huyện Buôn Đôn đánh giá tuy hồ cầu treo buôn Ê rông B, hội đánh cá của ông Thạch Sa Rinh mới thành lập đã tiên phong đi đầu trong sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững, từng bước thay đổi được tập quán canh tác của đồng bào người dân tộc tại chổ của địa phương
Lê Vân