BVR&MT – Nhãn chín muộn là loại quả đã từng kiếm tiền tỷ cho người dân huyện Hoài Đức, Quốc Oai thế nhưng trong hai, ba năm gần đây loại quả này khiến người dân phải “khóc ròng” vì giá bán quá thấp, thậm chí nhiều nơi còn lo ngại sẽ không tiêu thụ được.
Loại quả kiếm tiền tỷ
Nhãn chín muộn mới được trồng trên đất Thủ đô khoảng 7 – 8 năm, nhưng đã được ngành nông nghiệp đánh giá là cây ăn quả chủ lực bởi chất lượng và giá trị kinh tế cao. Được biết giống loại quả này xuất phát từ xã Đại Thành (Quốc Oai) nay trồng nhiều ở cả khu vực các xã Song Phương, Đông La, An Thượng (Hoài Đức).
Theo chia sẻ của nhà vườn nhãn có hai loại giống: Giống HTM1 cây sinh trưởng rất khỏe, tán hình bán cầu, lá xanh đậm, mép lá lượn sóng, quả to (90-95 quả một kg), màu vàng sáng, vỏ mỏng, hay bị vẹo, cùi dày màu trắng trong, ăn giòn, nhiều nước và thơm, năng suất khoảng 300-350kg một cây 7-8 năm tuổi. Còn giống HTM2 cây cành nhiều, lá xanh đậm hơn và dài hẹp, đầu nhọn, quả to nhưng thưa hơn, màu hơi sẫm, cùi dày, ăn giòn, dai và khô hơn giống HTM1, năng suất khoảng 200-250kg một cây.
(Trong đề án phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao của Hà Nội giai đoạn 2012-2016, Sở NN-PTNT Hà Nội đã giao Trung tâm Phát triển cây trồng triển khai thực hiện kế hoạch phát triển cây nhãn chín muộn. Theo đó, đến nay đã trồng mới, thâm canh hơn 310 ha, nâng cao năng suất từ 16 tấn/ha lên 21 tấn, hiệu quả đạt 540 triệu đồng/ha… Một phần diện tích được áp dụng theo quy trình VietGAP với các công đoạn ngặt nghèo như tưới nước sạch, bón phân hữu cơ, phun thuốc BVTV sinh học… ) |
Nằm ven Đại lộ Thăng Long, là vườn nhãn của gia đình ông Đình Luyện ở thôn Lại Dụ, xã An Thượng (Hoài Đức). Ông Ích cho hay, ông có gần 53 cây nhãn trồng từ năm 2011. “Nhãn chín muộn mang lại thu nhập ổn cho người dân. Gia đình tôi bán 32.000/kg, có khi còn hơn và còn được xuất đi Malaysia. Năng xuất loại rất tốt. Theo tiêu chuẩn để xuất, 70 quả phải đạt 1kh, riêng nhà tôi chỉ 59 quả đã đạt một cân, mỗi cây thu được một ta là bình thường”.
Vườn nhãn của gia đình ông Tiến Ích cũng hào hứng cho biết cho hay, ông có gần 100 cây nhãn đã ra quả vụ thứ 4-5 thu gần một tỷ đồng tiền bán nhãn, nhãn cũng sai hơn nên nếu thu hoạch hết, doanh thu phải được 1,1-1,2 tỷ đồng. Trồng nhãn chín muộn không đòi hỏi nhiều vốn và chỉ sau 3 năm là cho quả bói. Chỉ hơi vất ở khâu chăm sóc.
Hầu hết người dân trồng nhãn chín muộn ở Hoài Đức, Quốc Oai… đều rất lạc quan vì giống nhãn này liên tục được mùa, được giá. Càng vui hơn khi Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức đồng ý cho nhãn và vải Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đây là cơ hội rất tốt cho người dân trồng nhãn chúng tôi. Hy vọng nhãn chín muộn không chỉ hấp dẫn thị trường trong nước mà cũng sẽ tiêu thụ tốt ở Mỹ, Nhật Bản…
Thấy được giá trị kinh tế của loại nhãn này năm 2011, huyện Hoài Đức đã tạo điều kiện cho các xã thành lập “Hiệp hội Sản xuất xuất và kinh doanh nhãn chín muộn” trên diện tích 125ha, với 57 hội viên tham gia, đồng thời đăng ký nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Hoài Đức”. Hiện diện tích nhãn chín muộn đã đạt 200ha, sản lượng khoảng 2.000-2.200 tấn quả, đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Người mua phấn khởi, nông dân khóc ròng
Trái ngược trong niềm phấn khởi của những năm về trước, 1-2 gần đây nhãn chín muộn khiến nhiều nhà vườn điêu đứng, giá bán rẻ như cho.
Gia đình nhà anh Đình Luyện cũng chán nản bỏ chăm sóc cây gần hai năm nay, dù sản lượng vẫn đạt hiệu quả, mẫu mã đẹp. “Tiền thu về còn không đủ tiền để mua phân bón cho cây. Giá bán được 10.000 – 12.000/kg thôi, không đủ vốn chứ đừng nói đến lãi. Chủ yếu là không có đầu ra”. Giải thích lý do đầu ra của nhãn nhiều hộ dân cho hay, 2 năm dịch, giãn cách không xuất khuẩn được, cũng chỉ bán “nhỏ giọt” bởi có được ra ngoài đâu mà mua. Dần dà Hợp tác xã cũng không duy trì, khâu tiêu thụ của nhà ai người ấy lo.
Đang bắt đầu vào mùa vụ, mỗi năm chỉ có một mùa kéo dài một tháng từ sau 2/9 đến đầu tháng 10, thế nhưng nhà vườn cũng không mặn mà. Thậm chí đến nay diện tích đất trồng nhãn bỏ hoang rất nhiều, người dân nơi đây bắt đầu đi làm công ty thay vì bám ruộng bám đất rồi thu lại cũng chẳng được bao.
Thực trạng này diễn ra ở hầu hết các hộ dân trồng nhãn, khi tình hình dịch ổn định hơn, hết giãn cách mong rằng sẽ tiêu thụ nhiều hơn, nhanh hơn và được giá hơn. Thế nhưng người dân vẫn trong tình trạng “ được mùa, mất giá”, đặc biệt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng liên tục việc người dân bỏ vườn cũng là điều dễ hiểu.
Hậu Thạch