BVR&MT – Ngày 30/05, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 649/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2020. Mục tiêu là tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực tính chủ động của toàn xã hội trong chống thiên tai, kết hợp giữa phòng chống thiên tai với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Trong đó, Đào tạo, tập huấn cho lực lượng quản lý đê và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng trong quan trắc, cảnh báo mưa lũ, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển tại các vùng thường bị thiên tai.
Xem thêm:
Hà Nội hoàn thành công trình xử lý sự cố đê điều trước mùa mưa bão
Chương Mỹ – Hà Nội: Hơn 10 ngày rác vẫn bủa vây người dân sau mưa lũ
Tiếp tục đầu tư củng cố cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai; xây dựng, nâng cấp các công trình đê điều; công trình cảnh báo thiên tai theo các Chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung chính của Kế hoạch tập trung hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng chống thiên tai; Tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về thiên tai, ban hành sách trắng công bố thiên tai, thiệt hại do thiên tai và hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy và đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Kế hoạch phòng chống thiên tai phải chú trọng công tác quản lý rủi ro thiên tai, bám sát phương châm “4 tại chỗ”. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu dạy bơi cho lứa tuổi thanh thiếu niên, tổ chức lớp truyền đạt kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, người già, trẻ em và người khuyết tật.
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cần rà soát hệ thống công trình giao thông đường bộ, đường sắt để không làm cản trở dòng chảy lũ.
Văn Trì