Các dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2022

BVR&MT – Vừa qua, ngày 21/10/2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 3986/QĐ-BNN-KHCN về việc phê duyệt Danh mục dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện giai đoạn 2020-2022.

Theo đó, phê duyệt Danh mục 62 dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện giai đoạn năm 2020-2022 bao gồm:

Thứ nhất, lĩnh vực Lâm nghiệp có các dự án: Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn đã được công nhận bằng giống Keo lai, giống Bạch đàn lai, Giổi ăn hạt bằng cây ghép; Xây dựng mô hình trồng một số cây Lâm sản ngoài gỗ gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có các dự án: Xây dựng mô hình trồng mới, thâm canh vùng nguyên liệu chanh leo và dứa; Xây dựng mô hình sản xuất cam có truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Hà Tĩnh; Xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lào Cai; Xây dựng mô hình sản xuất chè xanh an toàn theo VietGAP tại tỉnh Thái Nguyên;Xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất canh tác kém hiệu quả cho đồng bào dân tộc vùng khó khăn tại một số tỉnh Miền núi phía Bắc; Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung cầu tại các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn…

Thứ ba, trong lĩnh vực Thủy sản có các dự án: Xây dựng mô hình tời thủy lực thu lưới rê tầng đáy cho các đội tàu khai thác hải sản xa bờ; Xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh 02 giai đoạn đảm bảo an toàn thực phẩm tại tỉnh Cà Mau; Xây dựng mô hình nuôi cá Rô phi, cá Nheo mỹ đảm bảo an toàn thực phẩm bằng lồng trên sông và hồ chứa tại tỉnh Lai Châu…

Thứ tư , trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y có các dự án: Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo VietGAHP; Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học; Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai…) theo VietGAP; Phát triển mô hình chăn nuôi lợn thịt kết hợp xử lý chất thải để sản xuất phân hữu cơ; Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Hương, Hạ Lang và Táp Ná để nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc miền núi

Văn Trì (Tổng hợp)