BVR&MT – Theo thống kê của Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTT&DL), hiện nay, có 248 di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Lồng tồng của người Tày Bộ VHTT&DL vừa bổ sung 20 di sản văn hóa phi vật thể của nhiều địa phương vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL).
Trong đó, Lào Cai 5 di sản; Hà Nội và Thái Nguyên mỗi địa phương 3 di sản; Bắc Kạn, Hà Giang và Sơn La mỗi tỉnh 2 di sản; Cần Thơ, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc mỗi tỉnh 1 di sản.
Cụ thể, 20 di sản này bao gồm:
1. Lễ hội Lồng tồng của người Tày (huyện Văn Bàn, Lào Cai).
2. Khắp Nôm của người Tày (huyện Văn Bàn, Lào Cai).
3. Nghề chạm khắc bạc của người Dao Đỏ (huyện Sa Pa, Lào Cai).
4. Trống trong nghi lễ của người Mông (huyện Mường Khương, Lào Cai).
5. Lễ Cầu làng (Áy lay) của người Dao Họ (huyện Văn Bàn, Lào Cai).
6. Lễ hội Bơi Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
7. Lễ hội đình Trường Lâm (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội).
8. Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh tại Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội).
9. Lượn Cọi của người Tày (huyện Định Hóa, Thái Nguyên).
10. Lễ hội Đình Phương Độ (xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên).
11. Lễ hội Cầu mùa của người Sán Chay (huyện Phú Lương, Thái Nguyên).
12. Lễ Cấp sắc Pụt (Lẩu Pụt) của người Tày (xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, Bắc Kạn).
13. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao Đỏ (xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn).
14. Dân ca của người Bố Y (xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang).
15. Lễ Ra đồng (Pặt Oong) của người Pu Péo (xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang).
16. Lễ Cầu an (Pang A) của người La Ha (huyện Mường La, huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu, Sơn La).
17. Nghệ thuật Khèn của người Mông (huyện Mộc Châu, Sơn La).
18. Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).
19. Lễ hội Phài Lừa (xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, Lạng Sơn).
20. Lễ hội Đền Ngự Dội (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).