BVR&MT – Theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ sẽ có 291 xã thuộc 23 tỉnh được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015; căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc Hội về Phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia gia đoạn 2016 – 2020; căn cứ Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 – 2010; căn cứ Quyết định 1559/QĐ-TTg ngày 5/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020; căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, ngày 25/1/2017 Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành quyết định số 131/QĐ-TTg về việc phê duyệt các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020 được hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020
Cụ thể, Quảng Ninh có 6 xã; Ninh Bình có 5 xã; Thanh Hóa có 30 xã; Nghệ An có 12 xã; Hà Tĩnh có 29 xã; Quảng Bình có 12 xã; Quảng Trị có 13 xã; Thừa Thiên Huế có 27 xã; Quảng Nam có 8 xã; Quảng Ngãi có 19 xã; Bình Định có 18 xã; Phú Yên có 11 xã; Khánh Hòa có 4 xã; Ninh Thuận có 3 xã; Bình Thuận có 1 xã; Long An có 1 xã; Tiền Giang có 11 xã; Trà Vinh 7 xã; Bến Tre có 30 xã; Kiên Giang 12 xã; Sóc Trăng có 14 xã; Bạc Liêu có 7 xã; Cà Mau có 11 xã.
Cơ chế quản lý, nội dung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Tổ chức thực hiện: Bộ Lao động Thương binh & Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện và sử dụng có hiệu quả việc hỗ trợ đầu tư cho xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo đúng quy định hiện hành.
UBND các tỉnh có xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chỉ đạo việc lập kế hoạch phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư đúng mục đích, đối tượng, nội dung hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Tại tại quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 có 2.139 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 46 tỉnh được hưởng ưu đãi đầu tư theo chương trình 135 của Chính phủ. Tại quyết định 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 291 xã thuộc 23 tỉnh được hỗ trợ đầu tư theo quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016.
Như vậy tính đến thời điểm này, sẽ có tổng số 2358 xã sẽ được hỗ trợ đầu tư theo quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó Tỉnh quảng Ninh sẽ bổ sung thêm 6 xã của huyện Vân Đồn vào diện xã đặc biệt khó khăn; tỉnh Ninh Bình bổ sung 5 xã của huyện Kim Sơn; tỉnh Thanh hóa có nhiều số xã (30 xã) và huyện (5 huyện, 1 thị xã) nhất được đưa vào diện hỗ trợ; và bổ sung thêm các xã thuộc các tỉnh: Tiền Giang; Trà Vinh; Bến Tre; Kiên Giang.
Phượng Long