BVR&MT – Những người dễ chịu thiệt hại ở các nước đang phát triển phải hứng chịu hầu hết các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và giai đoạn nắng nóng cực đoan, trong khi tác động của biến đổi khí hậu có thể nhìn thấy trên toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng với Biến đổi khí hậu bắt đầu từ hôm nay (25/1), được Hà Lan đăng cai tổ chức liên tục trong vòng hơn 24 giờ, từ 13h ngày 25/1 đến 13h30 ngày 26/1 theo hình thức trực tuyến để đảm bảo sự tham gia hợp lý của tất cả các khu vực trên thế giới.
Trước thềm Hội nghị, Tổ chức tham vấn môi trường Germanwatch đã công bố kết quả chính của Báo cáo thống kê rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2021, theo đó Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng với Biến đổi khí hậu lần này cần thảo luận về cách tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia dễ bị thiệt hại để đối phó với các tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.
Những người dễ chịu thiệt hại ở các nước đang phát triển phải hứng chịu hầu hết các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và giai đoạn nắng nóng cực đoan, trong khi tác động của biến đổi khí hậu có thể nhìn thấy trên toàn cầu. Là bão xoáy đới nguy hiểm nhất và có sức tàn phá ghê gớm nhất ở Tây Nam Ấn Độ Dương, bão nhiệt đới Idai được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres gọi là “một trong những thảm họa thời tiết tồi tệ nhất trong lịch sử của châu Phi”. Nó đã gây ra thiệt hại rất lớn và là một cuộc khủng hoảng cho nhân loại, khiến Mozambique và Zimbabwe trở thành hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2019. Quần đảo Bahamas xếp thứ ba do chịu sự tàn phá của cơn bão Dorian. Trong 20 năm qua (2000 – 2019), Puerto Rico, Myanmar và Haiti là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của các hiện tượng thời tiết này.
Đây là một số kết quả chính của Báo cáo thống kê rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2021, được công bố hôm nay bởi tổ chức tham vấn môi trường Germanwatch – chỉ vài giờ trước khi Hội nghị thượng đỉnh Thích ứng với Biến đổi khí hậu quốc tế bắt đầu. “Báo cáo thống kê rủi ro khí hậu toàn cầu cho thấy các nước nghèo dễ chịu thiệt hại phải đối mặt với những thách thức đặc biệt lớn trong việc đối phó với hậu quả của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Họ cần sự hỗ trợ khẩn cấp về tài chính và kỹ thuật. Do đó, điều đáng lo ngại là các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng con số 100 tỷ đô la mỗi năm mà các quốc gia công nghiệp phát triển cam kết có được trước hết sẽ không trở thành hiện thực, và điều thứ hai là chỉ một phần nhỏ trong số tiền này được sử dụng vì mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông David Eckstein của tổ chức Germanwatch nói. “Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng với Biến khí hậu bắt đầu từ hôm nay phải giải quyết những vấn đề này”.
Tám trong số mười quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ năm 2000 đến 2019 là các nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp hoặc thậm chí là thấp hơn. Vera Kuenzel của tổ chức Germanwatch giải thích: “Các quốc gia nghèo hơn bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì họ dễ bị tổn hại hơn trước các tác động từ một mối nguy và các nước này có khả năng ứng phó kém hơn”, bà Vera Kuenzel của Germanwatch giải thích. “Các quốc gia như Haiti, Philippines và Pakistan liên tục bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan và không có thời gian để phục hồi hoàn toàn trước khi sự kiện thời tiết cực đoan tiếp theo xảy đến. Vì vậy, việc tăng cường khả năng chống chịu của họ không chỉ dừng lại ở việc phải giải quyết vấn đề thích ứng với các sự kiện thời tiết cực đoan này, mà còn phải cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để giúp họ xử lý các tổn thất và thiệt hại.”
Trong 20 năm qua, trên toàn cầu có gần 480.000 ca tử vong có liên quan trực tiếp đến hơn 11.000 hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra. Thiệt hại kinh tế lên tới khoảng 2,56 nghìn tỷ đô la Mỹ (tính theo sức mua tương đương, PPP) – một lần nữa tăng hơn so với năm trước.
Những cơn bão và các tác động trực tiếp của chúng – mưa, lũ lụt và lở đất là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại trong năm 2019. Trong số mười quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào năm 2019, sáu quốc gia đã phải chịu ảnh hưởng bởi bão xoáy nhiệt đới. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng không chỉ mức độ nghiêm trọng mà số lượng các trận bão xoáy nhiệt đới lớn sẽ tăng lên mỗi 0.1 độ C trong mức tăng của nhiệt độ trung bình toàn cầu.
“Đại dịch COVID-19 toàn cầu đã nhắc lại cho ta thấy một thực tế rằng các quốc gia dễ bị thiệt hại phải chịu nhiều rủi ro khác nhau – liên quan đến khí hậu, địa vật lý, kinh tế, sức khỏe và các lỗ hổng đó có tính hệ thống và đều liên kết với nhau”, bà Laura Schaefer của tổ chức Germanwatch cho biết.
Báo cáo thống kê rủi ro khí hậu toàn cầu của Germanwatch nhận dữ liệu để tính toán cho Báo cáo thống kê rủi ro khí hậu toàn cầu hằng năm từ cơ sở dữ liệu NatCatSERVICE của một công ty tái bảo hiểm có tên Munich Re, cũng như dữ liệu kinh tế xã hội của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mặc dù việc đánh giá thiệt hại và số người tử vong đang gia tăng không cho ra những kết luận sơ bộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với những sự kiện này, nhưng nó cho thấy sự gia tăng của các thảm họa gây hậu quả nặng nề, đồng thời cũng cho ta thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 2006 đến 2019, Germanwatch đã công bố báo cáo này tại Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu của Liên hợp quốc (COP) hàng năm, do COP lần thứ 26 tới đây bị hoãn nên Báo cáo này sẽ được công bố ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng với Biến đổi khí hậu lần này.
Do các vấn đề kỹ thuật với nhà cung cấp dữ liệu nên cơ sở dữ liệu sơ bộ dùng để tính toán cho Báo cáo thống kê rủi ro khí hậu (CRI) 2021 không có dữ liệu của Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến việc con số về tổn thất tổng thể trong thu nhập bình quân đầu người trong khoảng thời gian 20 năm thấp hơn. Nhưng khi so sánh, mà không có số liệu của Hoa Kỳ, thì tổng thiệt hại trong CRI 2020 của năm ngoái 2019 lên tới 2,51 nghìn tỷ USD – còn năm 2020 là 2,56 nghìn tỷ.