BVR&MT – Trao đổi với phóng viên, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Đại hội XIII khẳng định, công tác tuyên truyền về Đại hội các cấp và Đại hội XIII của Đảng được thực hiện thường xuyên, liên tục, phong phú và đa chiều…
Đồng chí Lê Mạnh Hùng cho biết, trong thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tập trung triển khai công tác tuyên truyền Đại hội XIII bảo đảm chất lượng, hiệu quả, toàn diện.
Một là, tập trung chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, phục vụ Đại hội XIII của Đảng bảo đảm đúng tiến độ và đáp ứng yêu cầu đặt ra. Xây dựng và phát hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền hết sức cụ thể, chi tiết, chủ động, như: Kế hoạch tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Hướng dẫn báo chí tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Hướng dẫn việc công bố, thảo luận lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các văn bản nêu trên là cơ sở quan trọng giúp cho việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phục vụ Đại hội XIII của Đảng ở các cấp, các ngành, đoàn thể bảo đảm đúng tiến độ và đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Hai là, chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền kịp thời, nhanh nhạy, linh động, sáng tạo. Công tác chỉ đạo, định hướng tuyên truyền được Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành rất sớm. Ngay từ đầu năm 2020, ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn báo chí tuyên truyền về đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Công tác tuyên truyền được thực hiện thông qua hai hình thức lớn là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và ở các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức tuyên truyền được chia làm ba giai đoạn; Trước, trong và sau Đại hội.
Với tinh thần trách nhiệm cao, các báo đã đăng dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Thông qua việc lập nhiều chuyên trang, chuyên mục, các cơ quan báo chí phản ánh, tập hợp nhiều ý kiến tâm huyết của các tầng lớp nhân dân góp ý vào dự thảo các văn kiện, trong đó có nhiều ý kiến đề xuất, kiến giải những vấn đề xác đáng, có giá trị về lý luận và thực tiễn, thể hiện trí tuệ, sự nghiêm túc trong nghiên cứu, tâm huyết, trách nhiệm trong góp ý vào dự thảo văn kiện của các tầng lớp nhân dân.
Cụ thể, ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thay ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, chuyển công tác khác.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Tổ phó Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thay ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đã nghỉ hưu theo chế độ.
Theo Quyết định 701/QĐ-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban.
Phó Chủ tịch Ủy ban gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ủy viên Ủy ban gồm Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT./.