BVR&MT – Cá thể rùa Hoàn Kiếm đực (Rafetus swinhoei) không còn đơn độc sau khi một cá thể cái được phát hiện ở Việt Nam.
Cá thể cái nặng 86 kg này được tìm thấy ở hồ Đồng Mô, (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) và được bắt để xét nghiệm di truyền vào tháng 10/2020.
Xét nghiệm ADN cho biết cá thể này là rùa Hoàn Kiếm – loài rùa nguy cấp nhất thế giới.
Một cá thể khác ước tính nặng 130 kg được nhìn thấy ở hồ, giới bảo tồn hy vọng đó là một cá thể đực.
Cá thể đực duy nhất được biết đến hiện này là ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. Giới khoa học đặc mục tiêu đảm bảo các cá thể rùa Hoàn Kiếm có cơ hội sinh sản để cứu loài này khỏi bờ vực tuyệt chủng.
Rùa Hoàn Kiếm còn được gọi là rùa mai mềm Thượng Hải khổng lồ, bị đẩy vào nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn để lấy thị và trứng, cũng như tình trạng phá hoại sinh cảnh.
“Đây là tin tốt nhất trong năm và có thể là tốt nhất thập kỷ vừa qua đối với bảo tồn rùa toàn cầu”, chuyên gia Andrew Walde thuộc Turtle Survival Alliance, Tổ chức cố vấn cho chính phủ Việt Nam về dự án bảo tồn rùa hào hứng.
Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc quốc gia WCS Việt Nam cho biết: “Trong một năm đầy rẫy những tin xấu và u ám khắp toàn cầu, việc khám phá ra cá thể rùa Hoàn Kiếm cái mang lại một phần hy vọng rằng loài này có cơ hội tồn tại”.
Rùa Hoàn Kiếm được pháp luật Việt Nam bảo vệ từ 2013. “Trước thời điểm đó, nếu một cá thể rùa bị bắt có nghĩa là thịt nó sẽ được cả gia đình, họ hàng làng xóm cùng ăn”, bà Hoàng Bích Thủy cho biết thêm là nhiều cá thể rùa bị săn bắt để bán sang Trung Quốc. “Trứng rùa cũng bị lấy để ướp muối, người địa phương tin rằng trứng rùa muối chữa được bệnh tả”.
Các nhà bảo tồn đã dành nhiều tuần tìm kiếm cá thể rùa cái ở hồ Đồng Mô rộng tới 1.400 ha. Cá thể này dài một mét và tạm bị giữ trong một ngày để khám nghiệm cũng như lấy mẫu máu. Nhóm khảo sát tiết lộ cá thể này khỏe mạnh và quay lại hồ ngay khi được thả.
Nhóm hy vọng sẽ tìm thấy cá thể lớn hơn (cũng từng được nhìn thấy ở Đồng Mô) vào dịp mùa xuân 2021 (thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất). Có thể có thêm một cá thể rùa khác ở hồ Xuân Khanh gần đó do các nhà khoa học phát hiện ra ADN trong các mẫu nước.
Trước khi ghi nhận thêm một cá thể rùa cái tại Việt Nam hồi tháng 10/2020 thì cá thể rùa cái cuối cùng được biết đến (ở vườn thú Tô Châu, Trung Quốc) đã chết vào tháng 4/2019. Nó được ghép đôi với cá thể đực ở Tô Châu từ 2008 nhưng không sinh sản rùa con một cách tự nhiên. Biện pháp thụ tinh nhân tạo cũng được áp dụng nhưng cá thể cái không hồi phục được sau gây tê dù trước đó quy trình tương tự được thực hiện an hoàn.
Timothy McCormack, Giám đốc chương trình ATP/IMC chia sẻ: “Một khi biết được giới tính của các cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Việt Nam, chúng ta có thể vạch ra kế hoạch rõ ràng cho các bước tiếp theo”.
Một báo cáo công bố năm 2018 kết luận rằng rùa là năm trong số những động vật có xương sống bị đe dọa nhất với khoảng 50% trong tổng số 356 loài đang bị đe dọa hoặc đã tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu là sinh cảnh bị tàn phá, bị săn bắt để làm thực phẩm hoặc làm thuốc và nạn buôn lậu để làm cảnh cùng tình trạng ô nhiễm.
Trang đầu tiên của báo cáo trích dẫn lời nhà nghiên cứu bò sát John Behler thuộc WCS: “Rùa chứng kiến những loài khủng long khổng lồ xuất hiện rồi biến mất, giờ đến lượt chúng đối diện với cuộc khủng hoảng tuyệt chủng đến với chính mình”.
Các loài nước ngọt bị ảnh hưởng lớn nhất từ các hoạt động của con người khi kích thước quần thể giảm trung bình 84% tính từ năm 1970, một phần vì cơn khát sảm xuất nông nghiệp và quá nhiều con đập được xây dựng.
Nhật Anh (Theo Guardian)