BVR&MT – Giới chức Indonesia vừa bắt giữ 2 người đàn ông ở miền trung Aceh đang vận chuyển lậu các sản phẩm động vật hoang dã được IUCN xếp hạng cực kỳ nguy cấp gồm 71 mỏ hồng hoàng mũ cát, 28 kg vảy tê tê, xương và da hổ Sumatra.
Indonesi được coi là quốc gia quan trọng trong đường dây cung ứng động vật hoang dã trước khi ra thị trường quốc tế.
Từ 2010–2017, ước tính có 2.878 bộ phận hồng hoàng mũ cát bị thu giữ, số vụ bắt giữ do giới chức Indonesia và Malaysia thực hiện là khoảng 3.188 vụ kể từ thời điểm 2010.
Vụ bắt giữ lớn nhất gần đây do Sarawak Forest Corporation thực hiện vào tháng 10/2019 thu giữ 148 mỏ hồng hoàng mũ cát, vảy tê tê, mật gấu cùng nhiều sản phẩm động vật hoang dã khác.
Dữ liệu bắt giữ cho thấy trong thập kỷ qua có 2 vụ khác là người Indonesia liên quan đến hồng hoàng mũ cát và vảy tê tê bị bắt ở Tây Kalimantan. Cả 2 bị phạt từ 8-9 tháng tù cùng mức tiền 723 USD tới 3560 USD.
Tháng 8/2018, kế hoạch hành động và chiến lược bảo tồn 10 năm với hồng hoàng mũ cát được TRAFFIC khởi động với ưu tiên xóa bỏ nạn buôn lậu, giảm cầu ở các thị trường chính như Trung Quốc, Hồng Kông, Lào cùng với việc bảo vệ loài ở những nước thuộc phạm vi sinh sống của chúng như Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan.
Nhật Anh (Theo TRAFFIC)