Tính đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray.
BVR&MT – Vườn quốc gia Chư Mom Ray là một trong số 30 VQG thuộc hệ thống rừng đặc dụng của cả nước, có tổng diện tích là 56.249,2 ha, thuộc các xã Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mo Ray, Thị trấn Sa Thầy của huyện Sa Thầy và xã Sa Loong, Bờ Y, Đắk Kan của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Vườn quốc gia là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, tồn tại 7 hệ sinh thái rừng chính là rừng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và 5 hệ sinh thái rừng phụ là loại rừng trảng cỏ cây bụi, các kiểu rừng này là nơi tập trung của các loài thú móng guốc, thú ăn thịt,… Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có giá trị về bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu, nguồn nước và phòng hộ đầu nguồn cho thuỷ điện Pleikrong, Ya Ly, Sê San 3 và phát triển du lịch sinh thái.
Với tổng số cán bộ, công nhân viên chức và người lao động đến thời điểm hiện nay là 105 người, trong đó lực lượng của Hạt kiểm lâm VQG là 71 người, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ 56.249 ha vùng lõi, ngoài ra lực lượng Kiểm lâm còn thường xuyên phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm để triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên vùng đệm. Thực hiện công tác về quản lý bảo vệ rừng, trong những năm qua Vườn quốc gia luôn xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác QLBVR và phòng cháy chữa cháy rừng. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum, sự phối hợp chỉ đạo của UBND huyện Ngọc Hồi, huyện Sa Thầy và các ngành chức năng trên địa bàn hai huyện. Vườn quốc gia Chư Mom Ray xây dựng nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, xây dựng những biện pháp tích cực, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tiến hành khảo sát xây dựng phương án khả thi cho công tác PCCCR. Trong những năm qua Vườn quốc gia Chư Mom Ray đã đạt kết quả tốt trong công tác QLBVR cũng như công tác phòng cháy chữa cháy rừng góp phần hoàn thành tốt công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn.
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có tổng diện tích 56.249,2 ha thuộc địa bàn hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Vùng dân cư sinh sống xung quanh được hoạch định là vùng đệm nằm trên 8 xã và 1 thị trấn thuộc hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum. Đó là xã Bờ Y, Sa Loong, Đắt Kan – huyện Ngọc Hồi; xã Mo Ray, Rờ Kơi, Sa Sơn, Sa Nhơn, Ya Siêr, TT Sa Thầy – huyện Sa Thầy.Phía Bắc và phía đông từ biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia theo đường phân thủy của suối EaLon, Đăk Rơna, ĐăkHrai với ĐăkKloong qua ngã ba đèo NgọkVil và tiếp tục theo con đường tỉnh lộ 675 về đến suối Đăk Wan (xã Rờ Kơi) từ đây ngược theo suối ĐăkWan tới chân dãy Chư Mom Ray theo đường ranh giới được xác định bằng cột mốc đến mỏm cực đông đỉnh Chư Đron (làng Cà Đừ – thị trấn Sa Thầy).Phía nam: Từ mỏm cực đông ChưĐron theo đường ranh giới được xác định bằng cột mốc đến suối lò sả về phía nam qua làng BarGok cũ đến đỉnh ChưTanra xuống suối ĐăkRo, Ya Mô, đến ngã ba YaLon và làng Rẽ (xã Mô Ray) từ đây theo dông núi đến đỉnh 1000m trên biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia.Phía tây: theo biên giới Việt Nam – CămPuChia từ vĩ độ 140 25/ 32// đến vĩ độ 14040/32//.Vị trí địa hình phức tạp, có độ cao giảm dần từ Đông sang Tây, độ cao cao nhất 1773m (đỉnh Chư Mom Ray), độ cao thấp nhất 200m (thung lũng YaBook). Xen kẽ trong các dãy núi là các thung lũng lớn, nhỏ, đặc biệt có thung lũng lớn nhất là thung lũng YaBook rộng 16.772 ha, địa hình tương đối bằng phẳng là nơi sinh sống của các loài thú móng guốc.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray mang đặc trưng của vùng khí hậu Bắc Tây nguyên nóng ẩm mưa nhiều. Hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.Hệ thống sông suối dày đặc đã và đang góp phần điều hòa khí hậu, duy trì độ ẩm cho rừng và là nơi tích trữ nguồn nước quan trọng cho động vật trong mùa khô.
VQG Chư Mom Ray nằm trong vùng núi, có độ cao từ 200 m đến 1.773 m. Khu vực núi cao chiếm diện tích khá lớn với các đỉnh núi cao, như: Mom Ray (1.773 m), Ngọc Lan Drông (1.570 m). Nằm trên địa khối Kon Tum, VQG Chư Mom Ray có nền địa chất phức tạp với một số nhóm đá chính sau: Nhóm đá Macma a xít hình thành nên các khối núi cao trên 800m; Nhóm đá biến chất hình thành nên địa hình núi thấp dưới 700 m. Địa hình nhìn chung phức tạp, có độ cao giảm dần từ Đông sang Tây, cao nhất 1.773 m(đỉnh Chư Mom Ray) và thấp nhất 200 m (thung lũng Ja Bốc). Xen kẽ trong các dãy núi là các thung lũng lớn nhỏ, đặc biệt có thung lũng lớn nhất là thung lũng Ja Bốc ở phía Tây, rộng 15.750 ha(dài 35 km, rộng 4,5 km), có độ cao trung bình 300 – 400 m và thung lũng Sa Kỳ ở phía Nam. Các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng.Vườn Quốc gia Chư Mom Ray nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của vùng khí hậu Bắc Tây nguyên. Các năm gần đây do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, do đó thời tiết có sự biến đổi bất thường, mùa khô hạn kéo dài hơn bình thường, mùa mưa lượng mưa ít hơn,… đã làm cho nguy cơ cháy rừng tăng cao; hiện trạng rừng trong VQG có nhiều kiểu rừng xen kẽ, kiểu rừng lá rộng thường xanh chiếm tỉ lệ lớn (67%) đã hạn chế cháy; hệ thống sông suối phân bố dày trong VQG có tác dụng như đường ranh cản lửa.Yếu tố kinh tế xã hội ở vùng đệm của VQG có tác động rất lớn đến công tác bảo vệ rừng và các hoạt động bảo tồn. VQG nằm trong phạm vi hành chính của 08 xã và 1 thị trấn thuộc 02 huyện: xã Sa Loong, Bờ Y, Đắk Kan – huyện Ngọc Hồi, xã Sa Sơn, Sa Nhơn, Rờ Kơi, Mô Rai, Ya Siêr và thị trấn Sa Thầy – huyện Sa Thầy. Tính đến năm 2017 VQG Chư Mom Ray thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ dân sống ven ranh giới VQG là 16.391 ha cho 20 cộng đồng, nhằm khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ rừng. Định mức khoán quy định của nhà nước còn thấp (từ 200.000đ/ha/năm đến 300.000đ/ha/năm) do đó chưa thực sự nâng cao thu nhập của người dân. Tuy nhiên, thông qua công tác khoán bảo vệ đã nâng cao một bước vai trò, trách nhiệm của người dân và đã mang lại hiệu quả tốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua.
Hiện nay tổng diện tích 56.249,2 ha, trong đó: rừng đặc dụng là 54.583,59 ha; rừng sản xuất 1.665,64 ha.Diện tích đất có rừng 52.704,59 ha, đạt độ che phủ là 93,7%. Đây là diện tích bảo tồn các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cư trú và môi trường sống của các loài động vật rừng. Rừng tự nhiên gồm các loại rừng rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ – Tre nứa, tre nứa và có một phần diện tích rừng bán thường xanh ( rừng Khộp). Các loại rừng này phân bố đan xen nhau trong diện tích của VQG, hình thành nhiều quần xã thực vật khác nhau, là môi trường sống và cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật rừng hoang dã. Về chất lượng rừng: Rừng giàu diện tích 11.452,09 ha (chiếm 20,36% diện tích của VQG); rừng trung bình 15.860,04 ha (chiếm 28,2%); rừng nghèo 4.673,06 ha (chiếm 8,31%); rừng phục hồi 5.662,68 ha (chiếm 10,07% ); rừng hỗn giao gỗ, tre nứa 11.613,79 ha (chiếm 20,65%); rừng tre nứa 2.869,85 ha (chiếm 5,1%); rừng khộp 125,56 ha (chiếm 0,22% ); rừng trồng 124,73 ha (chiếm 0,22% )…Tổng số loài đã phát hiện và ghi nhận tại VQG là 1.895 loài thực vật, thuộc 541 chi, 184 họ. Trong đó ngành Dương xỉ 178 loài, ngành thực vật Hạt trần 11 loài, ngành thực vật Hạt kín 1.302 loài và có 131 loài thuộc diện quý hiếm.
Lê Hồng