Công bố cuộc thi: Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa 2020

BVR&MT – Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Ngoại giao Na Uy và Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy vừa công bố cuộc thi “Thử thách sáng tạo nhằm giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa trong khu vực ASEAN” ở các thành phố ven biển Vịnh Hạ Long (Việt Nam) và đảo Samui (Thái Lan) vào năm 2020, sau đó là Indonesia và Philippines vào năm 2021.

Rất nhiều ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã được phát triển, nhưng những giải pháp này thường thiếu sự hỗ trợ hoặc gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô. Thử thách sáng tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa mang đến cơ hội thú vị cho các nhà sáng tạo để nhận được nguồn tài trợ vốn mồi và đào tạo ươm mầm giúp tối đa hóa cơ hội thành công.

Cuộc thi sáng tạo chào đón tất cả các nhà sáng tạo đến từ khu vực ASEAN, gồm các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức học thuật, các cơ quan nhà nước và các cá nhân tới chia sẻ những ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa ở Vịnh Hạ Long hoặc Koh Samui.

THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG

Đại dương chiếm tới 99% diện tích môi sinh trên Trái đất. Đại dương cung cấp cho chúng ta thực phẩm, dược phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên đại dương, đa dạng sinh học biển, các hệ sinh thái phong phú và sinh kế của các cộng đồng ven biển hiện đang bị đe dọa. Nhựa đang hủy hoại cuộc sống thủy sinh và gây ô nhiễm trái đất của chúng ta với tốc độ chưa từng thấy.

Rác thải nhựa không có biên giới, nó trôi qua các vùng biển, các con sông và đồng bằng, ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế. Nhựa là nhân tố chính gây biến đổi khí hậu. Phát thải từ nhựa năm 2015 sẽ chiếm 17% tổng lượng phát thải các bon trên toàn cầu vào năm 2050. Tuy nhiên, do hoạt động của con người, chúng ta bị đối mặt với nguy cơ có nhiều nhựa hơn cá trong các đại dương vào năm 2050.

Mỗi năm, khoảng 08 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ vào đại dương. Khi bị phân hủy thành các mảnh nhựa siêu nhỏ, chúng sẽ đe dọa cuộc sống thủy sinh, xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người và ảnh hưởng đến sinh kế của các cộng đồng ven biển. Chỉ riêng Việt Nam đã tạo ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, và con số này ngày càng tăng: chỉ riêng năm 2019 mức tăng đã là 16%. Cũng cần lưu ý rằng chỉ có 9% lượng rác thải nhựa phát sinh được tái chế và 40% là đồ nhựa sử dụng một lần, đây là một vấn đề trở nên ngày càng cấp bách và phức tạp khó giải quyết.

Văn Trì