NASA hướng tới sử dụng nhiên liệu “xanh” cho tàu vũ trụ

BVR&MT – Ngày 10/6, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo sẽ lần đầu tiên thử nghiệm nhiên liệu “xanh” cho một vệ tinh phóng thử trong tháng này.

Tên lửa đẩy mang theo tàu vũ trụ rời bệ phóng ở căn cứ không quân Vandenberg, bang California, Mỹ ngày 5/5/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Ngày 10/6, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo sẽ lần đầu tiên thử nghiệm nhiên liệu “xanh” cho một vệ tinh phóng thử trong tháng này.

Nhiêu liệu có hiệu suất cao này do Phòng Thí nghiệm nghiên cứu của Không quân Mỹ phát triển. Nguyên liệu bao gồm hỗn hợp hydroxyl ammonium nitrate với một chất oxi hóa và có thể dùng để thay thế cho hydrazine – loại nhiên liệu vô cùng độc hại thường được sử dụng trong các tàu vũ trụ hiện nay.

Do đặc hơn so với hydrazine, loại nhiên liệu không độc hại này giúp tăng gần 50% hiệu suất. Điều này đồng nghĩa với việc tàu vũ trụ có thể di chuyển xa hơn và lâu hơn và cần ít chất nổ hơn.

Vệ tinh thử nghiệm, là một phần trong chương trình thử nghiệm vũ trụ -2 (STP-2) của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Dự kiến, việc phóng thử sẽ được tiến hành vào ngày 22/6 tới. Vệ tinh bao gồm một hệ thống đẩy với một bình chất nổ và 5 tên lửa đẩy mang theo nhiên liệu không độc hại. Tên lửa đẩy sẽ được thử nghiệm trong nhiều trường hợp khác nhau nhằm kiểm tra hiệu suất động cơ và độ tin cậy.

Theo NASA, tên lửa sẽ có hành trình phóng vào quỹ đạo thấp và hướng tới vũ trụ. Hệ thống chất nổ và tên lửa đẩy có thể được sử dụng thay cho chất hydrazine độc hại trong bất kỳ tàu vũ trụ nào, từ các vệ tinh nhỏ tới tàu vũ trụ lớn.

Công nghệ này có triển vọng được áp dụng cho các nhiệm vụ liên quan tới Mặt Trăng khi NASA lên kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2024 và thiết lập sự hiện diện lâu dài tại đây vào năm 2028.