BVR&MT – Để khắc phục những hạn chế lễ hội trước, năm nay UBND xã Phù Đổng đề ra nhiều điểm mới trong công tác tổ chức quản lý đảm bảo không gian lễ hội, di tích đặc biệt, các khu vực liên quan đến hang rong, tổ chức bán hàng, viết sớ, được sắp xếp phục vụ du khách thực hiện niêm yết công khai giá bán.
Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương”.
Theo ban tổ chức, năm nay Hội sẽ diễn ra từ ngày từ 10/05 đến ngày 13/05/2019 (tức ngày 06 đến ngày 09/04 âm lịch) bao gồm phần lễ và phần hội đan xen nhau với đầy đủ các nội dung của lễ hội truyền thống.
Các hoạt động cụ thể Hội Gióng Phù Đổng 2019 như sau:
Phần lễ ngày 11/05/2019 (tức ngày 07/04 âm lịch): Sáng tế Thánh tại Đền Thượng, 8h khai mạc lễ hội gióng Chiều ngoại đàn tại Đền Thượng; Tổng duyệt ngày 12/05/2019 (tức ngày 08/04 âm lịch): Sáng tế Thánh tại đền Thượng Chiều ngoại đàn tại sân đền thượng, Lễ rước cô về đền mẫu; Ngày 13/05/2019 (tức ngày 09/04 âm lịch): Sáng tế thánh tại đền thượng Chiều lễ hội trận truyền thống, trận đánh cờ tại bãi Soi Bia.
Ngoài ra phần hội bao gồm các hoạt động văn hoá , văn nghệ như hát chèo quan họ , các hoạt động thể dục thể thao cầu lông bóng chuyền cờ tướng, vật dân tộc với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương trong vai trò các đạo quân của ông Gióng.
Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn: các ông “Hiệu” (Hiệu Cờ – tượng trưng Thánh Gióng, hiệu Trống, hiệu Chiêng, hiệu Tiểu cổ), hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù Giá” (120 người), đội quân chính quy; các “Cô Tướng” (gồm 28 người tượng trưng cho quân giặc, hai cô tướng chính là Tướng Đốc và Tướng Ngựa được chọn từ xóm Miếu Ban – nơi có di tích liềm và nôi đá sinh Thánh Gióng), tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường “Ải Lao”, trong đó có “Ông Hổ”,đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ”, đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen”, đội dân binh… Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. “Rước khám đường” là trinh sát giặc; “Rước nước” là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm” là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; “Rước Trận Soi Bia” là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc.
Ông Trần Xuân Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Phù Đổng, Phó ban tổ chức cho biết: Để khắc phục những hạn chế lễ hội trước, năm nay UBND xã Phù Đổng đề ra nhiều điểm mới trong công tác tổ chức quản lý đảm bảo không gian lễ hội, di tích đặc biệt các khu vực liên quan đến hang rong, tổ chức bán hàng, viết sớ, được sắp xếp phục vụ du khách thực hiện niêm yết công khai giá bán. Bố trí địa điểm và lực lượng trông giữ phương tiện, niêm yết công khai giá trông giữ ô tô, xe máy theo quy định.
Tiến Bắc