Lông chim thay đổi sắc màu do tác động của BĐKH

BVR&MT – Một nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu làm thay đổi màu sắc bộ lông của loài chim sẻ ngô xanh (Cyanistes caeruleus).

Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian 15 năm (2005–2019) thông qua sự hợp tác giữa các nhà khoa học từ UPV / EHU và Trung tâm d’Ecologie Fonctionnelle et Évolutivein Montpellier (CEFE-CNRS), tập trung vào hai quần thể sẻ ngô xanh ở miền nam nước Pháp, một nằm ở ngoại ô Montpellier và một nằm ở phía tây bắc của đảo Corsica.

David López-Idiáquez – nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học và Sinh thái Thực vật của UPV/ EHU cho biết: “Công trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những thay đổi về môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu, có thể là lý do chính khiến các loài chim như chim sẻ ngô xanh bị thay đổi về đặc điểm cơ thể, đặc biệt là về độ sáng và cường độ màu của chúng.

Ảnh: Sẻ ngô xanh (Cyanistes caeruleus) (Nguồn: xulescu_g)

López giải thích: “Một xu hướng tiêu cực về độ sáng và cường độ của màu sắc bộ lông ở cả hai giới và quần thể đã được ghi nhận, mặc dù ở Corsica, sự thay đổi màu lông của sẻ ngô xanh có liên quan nhiều hơn đến khí hậu với sự kết hợp giữa nhiệt độ tăng (1,23ºC) và giảm lượng mưa (0,64 mm). Vì vậy biến đổi khí hậu sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến sự khác biệt này.”

Thay đổi mô hình giao phối giữa các loài

Sự thay đổi màu lông không chỉ là một thay đổi hoàn toàn về mặt thẩm mỹ, mà còn có thể ảnh hưởng đến “kiểu giao phối” của loài. David López cho hay: “Ở những con chim này, các đặc điểm như màu sắc có chức năng như tín hiệu để chỉ ra cho các cá thể khác biết chất lượng của cá thể, là yếu tố quyết định, chẳng hạn khi nói đến sinh sản.”

Ông cho biết: “Nghiên cứu này có thể thực hiện được nhờ vào việc theo dõi liên tục hai quần thể sẻ ngô xanh trong hơn 15 năm. Những nghiên cứu kéo dài liên tục này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái quanh ta.”

Khi có sự biến đổi về lãnh thổ, các quần thể động vật có 4 lựa chọn: thứ nhất là biến đổi gen; hai là thích nghi kiểu hình; thứ ba là di cư; và cuối cùng, biến mất. Ông chỉ ra: “Điều quan trọng cần nhấn mạnh là sự thay đổi này không phải do di truyền mà là thay đổi kiểu hình, một trong những cách thích nghi với điều kiện môi trường mới.”

Thay đổi môi trường

David phỏng đoán: “Thực tế môi trường của chúng ta khá giống với loài chim, mặc dù ít nóng hơn, nhưng những con chim của chúng ta có thể đang trải qua những thay đổi tương tự. Trong mọi trường hợp, chỉ có bốn nghiên cứu về loại này trên thế giới và không có nghiên cứu nào được thực hiện ở Xứ Basque. Tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu thực hiện thêm nhiều nghiên cứu như thế này không chỉ ở ở Xứ Basque, mà còn ở phạm vi quốc gia”.

Thùy Dung (Theo phys.org)

CHIA SẺ