BVR&MT – Đường Vành đai 4 là tuyên đường Vành đai liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô. Đây là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hà Nội trong 5 năm tới.
Tuyến đường này đã được thông qua bằng nhiều văn bản từ Bộ Chính trị, Trung ương, Thành ủy Hà Nội… Và UBND thành phố Hà Nội cũng vừa có kế hoạch cụ thể để biến các chủ trương thành hành động cụ thể, với quyết tâm hoàn thành tuyến đường đúng tiến độ.
UBND thành phố Hà Nội đặt ra tiêu chí cho việc đầu tư phát triển tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đáp ứng yêu câu xây dựng Thủ đô là một trong các cực tăng trưởng của cả nước; phát triển trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kêt vùng đô thị; là cơ sở để thực hiện công tác Quy hoạch đô thị và phát triên kết cấu hạ tầng đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị. Tuyến đường sẽ tạo ra trục giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; tổ chức lại cơ cấu dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị.
Chủ trương đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 và Chính phủ chỉ đạo triển khai tại Nghị quyết số 106/NQ-CP với tiên độ tổng thể chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
UBND thành phố Hà Nội xác định, dự án có khối lượng công việc rất lớn và các đặc điểm đặc thù của dự án như: Việc giải phóng mặt bằng được tách thành dự án thành phần, vốn đầu tư dự án gồm nhiều nguồn khác nhau, nhiều thủ tục trình tự chưa có quy định trong hệ thống quy phạm pháp luật, triền khai với nhiều cơ chế chính sách đặc thù được Quốc hội thông qua..
Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội vừa giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành, địa phương, trên tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, sử dụng tối đa sức mạnh, trí tuệ tập thể để triển khai đồng thời các công việc của dự án.
UBND thành phố phân công rõ nhiệm vụ đối với các sở, ngành, UBND các quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín; Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố và các đơn vị có liên quan để chủ động triển khai tổ chức thực hiện.
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao kế hoạch trong tháng 1/2023 phải phê duyệt các dự án thành phần; Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội và Dự án thành phần 3 – đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng trong tháng 6/2023 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 12/2023. Đồng thời, triển khai thực hiện dự án, phấn đấu khởi công dự án trong tháng 6 năm 2023; tập trung thi công cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Về công tác bố trí tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, UBND thành phố giao UBND các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh. Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín rà soát nhu cầu tái định cư, phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến trúc, Xây dựng và Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư theo quy hoạch, quy mô, các hạng mục đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư… báo cáo UBND Thành phố xem xét chấp thuận, triển khai lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các khu tái định cư bằng nguồn vốn dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, hoàn thành trong tháng 4/2023.
Đối với UBND quận Hà Đông cần rà soát nhu cầu tái định cư, phối họp với Sở Xây dựng tiến hành rà soát quỹ nhà tái định cư trên địa bàn để thành phố xem xét chấp thuận bố trí quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân đủ điều kiện được bố trí nhà tái định cư, hoàn thành xong trong tháng 9/2022.
Dự kiến, trong quý 3 năm nay, thành phố Hà Nội phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND các tỉnh; Hưng Yên, Bắc Ninh để thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án theo chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo triển khai các công việc liên quan của các dự án thành phần đảm bảo tính đồng bộ về tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, hiệu quả.
Trên cơ sở chỉ giới đường đỏ được phê duyệt, Ban Quan lý dự án Đâu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố phối hợp với với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức cắm mốc chỉ giới đường đỏ, mốc giải phóng mặt bằng và tiến hành bàn giao mốc ngoài thực địa cho UBND các quận, huyện để triển khai các công tác tiếp theo phục vụ công tác GPMB.
Cụ thể, cắm mốc giải phóng mặt bằng và bàn giao mốc giải phóng mặt bằng cho các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức và quận Hà Đòng đối với các đoạn đã phê duyệt, xong trong tháng 9/2022.
Cắm mốc giải phóng mặt bằng và bàn giao mốc giải phóng mặt bằng cho các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín và Hoài Đức (đoạn đi ngoài đê Sông Đáy qua xà Song Phương) xong trước ngày 30/10/2022.
Thành phố sẽ lựa chọn nhà đầu tư Dư án thành phần 3 theo phương thức đối tác công tư ppp, loại hợp đồng BOT, hoàn thành trong tháng 6/2023.
Thành phố cũng lực chọn nhà thầu thi công. Đối với hạng mục xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội sẽ đấu thầu lựa chọn và thương thảo, ký hợp đồng nhà thầu xây lắp; tư vấn giám sát; bảo hiểm công trình hoàn thành trong tháng 8/2023.
Đối với dự án thành phần 3, đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư, Nhà đầu tư lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, hoàn thành trong tháng 6/2023. Ưu tiên, tập trung triển khai đối với tiểu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong dự án thành phân 3.
UBND thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể đối với các sở, ngành, quận huyện liên quan vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, quá trình triển khai thi công tập trung chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công và phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thi công.