BVR&MT – Các nhà khoa học đang “đau đầu” về việc những cơn bão Mặt trời liên tục hướng về phía Trái Đất theo cách không thể đoán trước trong những ngày qua.
Theo Live Science, trong ngày 25 và 26/6 vừa qua, một cơn bão mặt trời đã bất ngờ ập tới Trái Đất. Tốc độ nhanh nhất của cơn bão là 2,52 triệu km/h, không quá khác biệt so với các cơn bão từng xuất hiện.
Cơn bão được các nhà khoa học xếp vào hạng G1, tức đủ mạnh để tạo ra sự chập chờn của hệ thống điện, ảnh hưởng nhỏ tới tới sự quỹ đạo của các vệ tinh và gây ra cực quang. Cơn bão Mặt trời này xảy ra trùng với thời điểm 5 hành tinh, bao gồm sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ xếp thẳng hàng trên bầu trời, một hiện tượng đã không diễn ra từ năm 1864.
Trước đó 1 tuần, các nhà khoa học phát hiện một Vết đen Mặt trời mang số hiệu AR3038, có kích đường kính gấp 2,5 lần kích thước của Trái Đất, đang hướng về phía chúng ta. Tại thời điểm đó, các nhà khoa học đã e ngại về một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME), có thể gây ra sự cố mất điện lớn, vì lực từ trong vụ phun trào sẽ tương tác với từ trường Trái Đất. Tuy vậy, cuối cùng AR3038 đã đi lệch hướng và không gây ảnh hưởng tới hành tinh của chúng ta.
Dù vậy, việc có liên tục những hiện tượng lạ từ phía mặt trời khiến các nhà thiên văn học phải đặt ra câu hỏi, Vết đen khổng lồ và những cơn bão có liên quan tới nhau hay không. Hiện vấn đề này vẫn đang được thảo luận, nhưng các nhà khoa học đã dự báo được một cơn bão Mặt trời nữa có thể chạm tới Trái Đất trong ngày 29/6.