5 loài cần được CITES bảo vệ hơn nữa

BVR&MT – Hội nghị thượng đỉnh CITES ở Geneva đang bàn cách chấm dứt nạn buôn bán các loài bị đe dọa, dưới đây là một số loài cần được bảo vệ hơn nữa.

Voi châu Phi

Ảnh: Paulafrench/Getty Images/iStockphoto

Voi châu Phi đóng vai trò quan trọng trong định hình cảnh quan, phân tán hạt giống và giúp các loài khác tiếp cận với nước. Mặc dù một số quần thể đã được bảo vệ khỏi bị buôn bán, tuy nhiên, những quần thể ở Botswana, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe hiện đã bị loại khỏi Phụ lục I CITES – mức độ bảo vệ cao nhất. Toàn bộ voi châu Phi nên được đưa vào danh sách.

Rái cá lông mượt

Ảnh: Tim Plowden/REX/Shutterstock

Trước đây, loài này phổ biến ở vùng đất ngập nước ở Nam Á và Đông Nam Á, tuy nhiên quần thể rái cá lông mượt đã giảm hơn 30% trong ba thập kỷ qua và hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Rái cá là chỉ số quan trọng về sức khỏe của môi trường nước, nhưng chính tình trạng mất sinh cảnh, khai thác quá mức, buôn bán thú cưng và buôn bán quốc tế về da rái cá đã đẩy loài này vào tình cảnh nguy hiểm.

Thằn lằn mõm bướu

Ảnh: Malcolm Schuyl/Alamy

Được coi là loài thằn lằn hấp dẫn nhất Sri Lanka, thằn lằn mõm bướu được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương trong Sách đỏ nước này. Sri Lanka đã cấm săn bắt hoặc xuất khẩu nhưng thằn lằn mõm bướu ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường thú cưng ở Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.

Rùa pancake

Ảnh: wrangel/Getty Images/iStockphoto

Loài rùa này có nguy cơ tuyệt chủng cao do cần sinh cảnh cực kỳ phức tạp và quần thể bị phân mảnh. Các nhà sưu tập thương mại đặc biệt yêu thích loài này vì mai phẳng và dẻo. Hơn 40.000 cá thể sống đã bị xuất khẩu trong 20 năm qua.

Bướm phượng đuôi én

Ảnh: jimn/Getty Images/iStockphoto

Là loài thụ phấn quan trọng cho thực vật ven sông, Brazil phân loại loài bướm này vào nhóm cực kỳ nguy cấp. Thương mại bất hợp pháp là lý do chính khiến quần thể loài suy giảm. Việc đưa vào Phụ lục sẽ giảm áp lực cho loài này.

Nhật Anh (Theo The Guardian)

CHIA SẺ