10 năm buông lỏng khiến Nigeria trở thành trung tâm buôn bán ĐVHD toàn cầu

BVR&MT – Nhiều năm trở lại đây, không có bất cứ kẻ buôn bán và săn trộm động vật hoang dã nào bị bắt ở thành phố Lagos – Nigeria, mặc cho luật pháp liên bang và tiểu bang nước này đã hình sự hóa việc giết hại và buôn bán các loài động vật cần bảo tồn.

Nghiên cứu mới đây dựa trên phân tích hồ sơ dữ liệu công khai của cơ quan chính phủ và tòa án Nigeria từ năm 201, đồng thời xem xét hàng trăm báo cáo thực thi pháp luật về 5 khu bảo tồn động vật hoang dã ở Nigeria từ năm 2012 đến năm 2021 đã chỉ ra rằng: trong hơn một thập kỷ, những kẻ săn trộm và buôn bán ĐVHD ở Nigeria đều không bị điều tra, kết án. Hầu hết những người bị tạm giam đều không bị truy tố; và trong một số ít trường hợp bị đưa ra tòa, các bị cáo chỉ cần trả một khoản phí trên danh nghĩa và tiếp tục hoạt động sau khi được thả.

Điểm nóng buôn lậu ĐVHD toàn cầu

Hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã trên toàn cầu gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua, đẩy một số loài đến bên bờ tuyệt chủng. Ngân hàng Thế giới ước tính hoạt động buôn bán ĐVHD có giá trị từ 7,8 tỷ đến 10 tỷ USD mỗi năm, đưa tội phạm về động vật hoang dã trở thành hình thức kinh doanh bất hợp pháp sinh lợi lớn thứ tư sau ma túy, buôn người và  buôn vũ khí.

Với tư cách là nước thành viên ký kết Công ước CITES, Nigeria đã cấm giết hại các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong các khu bảo tồn, cấm buôn bán trái phép động vật hoang dã và các bộ phận cơ thể của chúng.

Tuy nhiên, quốc gia này vẫn đang là điểm nóng cung cấp và trung chuyển hàng đầu cho hoạt động buôn bán động vật hoang dã toàn cầu. Lợi dụng việc quản lý biên giới lỏng lẻo, tình trạng tham nhũng cao, nằm trên tuyến đường thông thương đến châu Á và cơ chế pháp luật kém hiệu quả của nước này, những kẻ buôn bán động vật hoang dã đã biến Nigeria trở thành điểm xuất khẩu chính cho ngà voi lậu từ châu Phi sang châu Á.

Theo Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), từ năm 2009 đến 2017, Nigeria có liên quan đến gần 30 tấn ngà voi bị bắt giữ và vào năm 2019, ít nhất 51 tấn vảy tê tê bị tịch thu có nguồn gốc từ nước này. Tháng 1 năm 2020, Nigeria đã thực hiện vụ bắt giữ vảy tê tê lớn nhất vào nước này với 9,5 tấn vảy tê tê, ước tính khoảng 25,9 triệu USD bị tịch thu.

Năm 2021, Cơ quan Hải quan Nigeria đã thu giữ được18,7 tấn ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê và móng vuốt tại các điểm xuất cảnh khác nhau trên khắp cả nước. Tháng 2 năm 2022, 145 kg ngà voi và 840 kg vảy tê tê đã bị thu giữ tại một khu chợ nổi tiếng ở quận Lekki, thủ đô Lagos của Nigeria.

Biểu đồ các tuyến đường buôn bán trái phép động vật hoang dã vào Nigeria.

Những vụ bắt giữ như vậy thường được coi là tiêu chí đánh giá hiệu quả ngăn chặn nạn buôn lậu ĐVHD của các quốc gia. Tuy nhiên, những con số về thực trạng buôn lậu ở đây vẫn chưa được minh bạch.

“Luật pháp buông thả dọn đường cho các giao dịch ồ ạt”

Dựa trên phân tích hồ sơ các vụ án và các cuộc phỏng vấn với các quan chức, nghiên cứu cho thấy mặc dù số lượng các vụ bắt giữ trong thập kỷ qua tương đối cao nhưng không hề có đối tượng tội phạm ĐVHD nào bị đi tù, mặc dù số lượng người bị bắt giữ là rất lớn trong thập kỷ qua. Hồ sơ về 63 vụ truy bắt lớn tại các cảng của Nigeria từ năm 2010 đến năm 2021 mà cho thấy chỉ có 11 trường hợp được đưa ra tòa và nhiều trường hợp vẫn chưa được giải quyết. Không có vụ bắt giữ nào được thực hiện trong hầu hết các trường hợp.

Từ năm 2012 đến 2013, 3 vụ án liên quan đến công dân Trung Quốc bị bắt vì tội tàng trữ ngà voi đã được xử lý. Mỗi người bị phạt 240 USD thay vì phạt tù 3 năm. Theo Đạo luật về các loài nguy cấp của quốc gia, tiền phạt có thể lên tới 12.000 USD.

Cơ quan chức năng trong hầu hết các trường hợp đều không điều tra chủ sở hữu của các lô hàng bị bắt giữ, ngay cả khi có manh mối chỉ ra danh tính rõ ràng. ,Thậm chí 3 năm sau khi chính phủ hứa sẽ điều tra cách thức 34 chuyến hàng gồm các bộ phận động vật hoang dã bị chặn ở nước ngoài có nguồn gốc từ bờ biển Nigeria, vẫn không có bất kỳ cuộc điều tra nào được thực hiện.

Theo NESREA (Cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu về tội phạm động vật hoang dã) một số trường hợp đã được giải quyết thông qua việc nộp phạt hành chính,trong khi những trường hợp khác liên quan đến hàng hóa bị “bỏ rơi”.

Hình ảnh một vụ bắt giữ buôn lậu ngà voi lớn năm 2021. (Ảnh: Hải quan Nigeria)

Aliyu Jauro, tổng giám đốc NESREA cho biết: “Hầu hết các nghi phạm trong những trường hợp đó thường bỏ chạy và bỏ lại các lô hàng”. Cơ quan Hải quan Nigeria sẽ đến NESREA và giao lại lô hàng bị bỏ lạicho chúng tôi. Chúng tôi chẳng thể khởi tố ai vì chỉ có tang vật.”

Các quan chức hải quan bắt đầu khởi tố các vụ buôn bán động vật hoang dã vào năm 2019, trước đó đã giao chúng cho NESREA. Nhưng giống như NESREA, kết quả báo cáo cũng rất hạn chế. Cơ quan này chỉ đưa ra tòa 3 trong số 24 vụ bắt giữ từ năm 2019 đến năm 2021. Cơ quan này cho biết có 1 trường hợp dẫn đến kết án, nhưng không cung cấp chi tiết về bản án.

Sharon Ikeazor – Bộ trưởng Môi trường của Nigeria, nói rằng tỷ lệ kết án quá thấp do sự thiếu hiểu biết về pháp luật, về những hành động nào cấu thành tội phạm về động vật hoang dã.

Góc khuất vấn đề

Hồ sơ thực thi pháp luật bao gồm bốn khu bảo tồn ở bang Cross River – Afi, Mbe, Oban và Okwangwo – và Vườn quốc gia Yankari ở bang Bauchi, cho thấy tỷ lệ truy tố thấp tương tự.

Từ năm 2013 đến năm 2021, nhiều tội phạm buôn ĐVHD được lựa chọn thanh toán các khoản ngoại tụng được gọi là “lãi kép”, cho phép các quan chức địa phương thu tiền phạt thay vì theo đuổi các vụ truy tố.

Tại VQGYankari,  công viên lớn nhất Nigeria, các hồ sơ cho thấy số lượng voi đã giảm từ 350 con vào năm 2006 xuống còn khoảng 100 con hiện nay. Các vụ bắt giữ tăng đột biến sau khi chính quyền bang hợp tác với Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) và đưa ra các ưu đãi tài chính cho các kiểm lâm. Nhưng vào năm 2020 và 2021, lần đầu tiên kể từ năm 2015, các vụ giết voi lại được báo cáo trong VQG.

Trường hợp nổi tiếng nhất là Ilu Bello – kẻ săn trộm voi bị truy nã gắt gao nhất ở Yankari, đã bị giam giữ vào năm 2016 trong một cuộc đột kích có vũ trang ở bang Plateau lân cận. Nhưng sau khi bị chuyển đến nơi giam giữ của cảnh sát Bauchi, hắnđã được thả mà không có lời giải thích.

Theo phân tích của hồ sơ WCS, từ năm 2013 đến năm 2021, 65% vụ bắt giữ những kẻ săn trộm ở Yankari không dẫn đến việc truy tố, . Các hình phạt cũng hạn chế, với những người bị kết án được lựa chọn trả phí kép từ 24 đến 384 USD để tránh án tù.

Nachamada Geoffrey – Giám đốc cảnh quan của WCS cho Yankari cho biết: “Luật bảo vệ Yankari đã lỗi thời, và các hình phạt cần được tăng cường để răn đe. Nếu có những án tù đủ cứng rắn… thì áp lực săn bắn và chăn nuôi sẽ được giảm thiểu.”

Theo Tổ chức Sáng kiến Toàn cầu chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, với 1 kg ngà voi trị giá khoảng 2.500 USDtrên thị trường chợ đen, các nhà bảo tồn và các quan chức cho rằng phi kép chỉ gia tăngtham nhũng, trong khi tiền phạt là quá nhỏ ngăn cản buôn bán ĐVHD.

Inaoyom Imong – giám đốc WCS’s Cross River cho biết: “Tiền phạt có vẻ là một lựa chọn ưu tiên để giải quyết những trường hợp này, nhưng nó không đủ sức răn đe. Các vụ việc đưa ra tòa hầu như không bao giờ đi đến hồi kết do tính chất phức tạp, thiếu thiện chí chính trị và thiếu bằng chứng của sự việc.”

Những kẻ tình nghi bị giam giữ với tội danh liên quan đến động vật hoang dã có thể trả ít nhất 4,80 USDđể tránh án tù vì giết một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như tinh tinh hoang dã (Pan troglodytes) hoặc tê tê (Phataginus tetradactyla và Phataginus tricuspis). Trong nhiều trường hợp, những kẻ săn trộm không bị bắt vì thiếu phương tiện vận chuyển, trong khi một số khác bị bắt được thả ngay sau đó do thiếu kinh phí để giam giữ trước khi xét xử.

Trong các VQGcủa bang Cross River phí kép tương tự được trả thay cho các biện pháp cứng rắn hơn. Trong số 401 vụ bắt giữ từ năm 2012 đến năm 2020, chỉ có 19 vụ được đưa ra tòa và chỉ có 7 kẻ săn trộm bị truy tố, trong khi 70 vụ bắt giữ được dàn xếp ngoài tòa án. Tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Afi, nơi sinh sống của loài khỉ đột sông Cross (Gorilla gorilla diehli) cực kỳ nguy cấp, chỉ có 1 vụ bị kết án trong số 80 vụ bắt giữ được ghi nhận trong cùng thời gian. Tương tự, tỷ lệ kết án thấp cũng được ghi nhận tại Mbe, Okwango và Oban.

“Ủy ban lâm nghiệp nói rằng họ không có ngân sách để giữ những người bị giam giữ và trả phí pháp lý cho việc truy tố họ” một quan chức cho hay.

Khoản tiền lớn từ các doanh nghiệp đứng sau những vụ buôn ĐVHD

Vào ngày 21 tháng 1 năm 2021, các quan chức thông báo họ đã thu hồi được một vụvận chuyển các bộ phận của tê tê tại cảng Apapa ở Lagos. Đây là vụ việc lớn thứ hai từng bị giới chức Nigeria thu giữ.

Trên báo cáo, một container nội thất đã đượcxuất khẩu sang Hải Phòng, Việt Nam. Các quan chức phát hiện đồ gỗ bên trong container được sử dụng để cất giấu 162 bao tải đựng vảy, móng tê tê nặng 8,8 tấn và 57 túi đựng ngà voi, xương sư tử.

Hồ sơ của tòa án cho thấy các quan chức hải quan đã thông báo hoàn tất cuộc điều tra cho Tòa án Tối cao ở Lagos vào ngày 28 tháng 6 năm 2021. Nhưng kể từ khi công bố, không có nghi phạm nào được đưa ra ánh sáng.

Các sản phẩm làm từ ngà voi được bày bán tại Chợ hàng thủ công Abuja vào năm 2022. (Ảnh: Ini Ekott).

Các nhân viên hải quan đã bắt giữ đại lý giao nhận, bên xử lý lô hàng nhưng không truy tìm chủ hàng. Felix Olame – nghi phạm được xác định là nhân viên giao nhận sau đó đã được tại ngoại và không bị tố cáo.

Các điều tra viên đã không điều tra nghiệp vụ để truy ra chủ sở hữu lô hàng thông quakiểm tra số điện thoại và thông tin chi tiết về công ty có trên các biểu mẫu xuất khẩu

Vi phạm ở Apapa phù hợp với chi tiết đã được xác định trong dữ liệu chính thức về việc không theo đuổi các đầu mối có thể dẫn đến việc truy tố các cá nhân và lợi ích doanh nghiệp đứng sau các hoạt động buôn bán động vật hoang dã lớn ở Nigeria.

Một số quan chức ám chỉ đến một”khoản tiền lớn” trong doanh nghiệp có thể gây khó khăn cho các quan chức năng thực thi pháp luật.

Các chợ buôn bán ĐVHDCác thương nhân nước ngoài thường ghé thăm Chợ Thủ công & Nghệ thuật Lekki ở Lagos, một khu phức hợp gồm nhiều quầy hàng bằng gỗ đã trở thành điểm hẹn của những kẻ buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Trước khi các quan chức hải quan siết chặtthị trường vào năm 2018, các sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi và da cá sấu từng được bày bán một cách công khai. Mặc dù không còn nhiều khách nước ngoài, chợ Lekki vẫn tiếp tục hoạt động. Các bộ phậncơ thể ĐVHD sống được vận chuyển từ nước ngoài vào không còn được buôn bán công khai như trước, nhưng các bộ phận đã qua chế biến vẫn được bày bán trên kệ các quầy hàng ở đây. Các thương nhân cho biết các giao dịch vẫn còn hoạt động nhộn nhịp.

Thực tế, ngà voi chạm khắc vẫn được bày bán mặc dù đây làhoạt động buôn bán bất hợp pháp mà chính phủ thừa nhận có tồn tại nhưng đã không ngăn chặn được. Các thương nhân cho biếthọ hoàn toàn có thể tìm nguồn ngà voi hoặc tê tê để cung cấp cho những người thực sự có ý muốn mua. Các thương nhân cho biết quan chức đã không tiến hành kiểm tra đột xuấtở đó trong nhiều năm. Một chợ tương tự cũng đang hoạt động ở thủ đô Abuja.

Các sản phẩm làm từ ngà voi được bày bán tại Chợ hàng thủ công Abuja vào năm 2022. (Ảnh: Ini Ekott).

Khi được hỏi về chợ Lekki, nơi mà chính phủ đã nhiều lần cam kết đóng cửa, đại diện từ NESREA cho biết cơ quan này không biết chợ này vẫn hoạt động. Vị này hứa sẽ hành động sau khi xem xét các ghi nhận về chợ Lekki..

Tại chợ thịt rừng Epe cách Lagos 74 km, một thương nhân vẫn nhận cung cấp tê tê và cá sấu sống, chỉ cần đặt cọc tiền và khẳng định có khả năng cung cấp 20 con tê tê trong vài tuần, đi kèm với một số hình ảnh buôn tê tê gần đây.

Tại các thị trường Epe và Lekki, các thương nhân đảm bảo có thể vận chuyển tê tê thông qua các trạm kiểm soát an ninh trên khắp cả nước.

Lời giải nào cho bài toán ngăn nạn buôn bán ĐVHD?

Các chuyên gia chỉ ra một số lý do khiến Nigeria không có khả năng chống lại nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã và tội phạm liên quan.

Các quan chức không coi đó là một vấn đề lớn và nhiều người thiếu kỹ năng để chống lại nạn buôn ĐVHD. Theo một đánh giá năm 2019 của Bộ Môi trường,  buôn bán động vật hoang dã không được coi là ưu tiên của các nhân viên hải quan hoạt động tại các cảng của đất nước, trọng tâm của họ chủ yếu là doanh thu, ma tuý và buôn bán vũ khí.

Nigeria còn thiếu quan tâm đến việc khởi tố các vụ án. Adedayo Memudu – quan chức tại Tổ chức Bảo tồn Nigeria cho biết: “Đúng, luật pháp rất lỏng lẻo, nhưng mức độ nhận thức của các quan chức thực thi pháp luật còn yếu kém hơn nhiều.”

Tham nhũng cũng là một nguyên do khiến Nigeria khó giải quyết các vấn đề liên quan đến buôn bán ĐVHDCác bộ phận ĐVHDbị cấm dễ dàng được vận chuyển qua lại. Các thương nhân và quan chức cho biết các khoản thanh toán bất hợp pháp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng ĐVHD.

Ở cấp liên bang, luật quản lý việc buôn bán động vật hoang dã quốc tế ở Nigeria tương đối yếu so với các quốc gia khác. Hai luật chính của Nigeria quản lý tội phạm về động vật hoang dã bao gồm Đạo luật về các loài nguy cấp và Bảo vệ các loài nguy cấp trong Quy chế Thương mại Quốc tế cho phép nộp phạt lên tới 12.000 USD thay vì ngồi tù từ1 và 3 năm.

Để so sánh, một kẻ buôn ĐVHD người Trung Quốc ở Malawi đã bị kết án 14 năm tù vào năm 2021. Trong khi đó, tại Cameroon, một tòa án vào năm 2017 chỉ phạt 500.000 USD đối với hai người bị kết tội buôn bán 159 chiếc ngà voi.

Mọi thứ còn tồi tệ hơn rất nhiều trong thực tế ở một số bang. Mức phạt chính thức cho việc giết một con voi ở bang Ogun, tây nam Nigeria, chỉ khoảng  1,20 USD).

Trong các khu bảo tồn, Đạo luật Dịch vụ Công viên Quốc gia trừng phạt việc săn bắt loài nguy cấp, được bảo vệ, bị cấm hoặc săn bắt mẹ của các con non hay các loài động vật có vú lớn trong vườn quốc gia với thời hạn từ 3 tháng đến 5 năm mà không có tùy chọn phạt tiền.

Foluso Adelekan – quan chức chương trình quốc gia về tội phạm có tổ chức và lâm nghiệp tại UNODC ở Nigeria cho biết: “Luật pháp không đủ sức răn đe vì tội phạm về động vật hoang dã  cho đến vài năm gần đây vẫn chưa được coi là tội hình sự nghiêm trọng. Tội phạm về động vật hoang dã cần phải được xem xét nghiêm túc hơn và cần có sự quan tâm nhiều hơn đến luật pháp hình sự hóa động vật hoang dã và tội phạm rừng để đủ sức răn đe.

Chính phủ hiện đang xây dựng một chiến lược quốc gia về động vật hoang dã mới, các dự thảo trong đó tập trung vào vai trò của tham nhũng trong việc cho phép buôn bán bất hợp pháp phát triển mạnh.

Tuy nhiên, một số người ở Nigeria đã đặt câu hỏi liệu chiến lược mới có thực sự giải quyết triệt để nạn buôn bán ĐVHD hay không. Morenikeji của Đại học Ibadan cho biết: “Có những kẻ đứng sau đường dây buôn bán ĐVHD mà không bao giờ bị đưa ra ánh sáng”.

Minh Trung (Theo Mongabay)

CHIA SẺ