Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2020

BVR&MT – Tính đến tháng 5/2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã trồng được 392 ha rừng trồng mới tập trung, tăng 1,61% so với cùng kỳ và đạt 60,34% kế hoạch năm. Thời tiết thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, các đơn vị sản xuất lâm nghiệp khẩn trương thực hiện công tác trồng rừng theo kế hoạch.

Tỉnh Vĩnh Phúc tổng số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 910 nghìn cây đến tháng 5/2020.

Phát triển kinh tế trồng rừng

Cụ thể, Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tổng số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 910 nghìn cây; sản lượng gỗ khai thác trong tháng ước đạt 3.021 m3 , tăng 4,13%; sản lượng củi khai thác ước đạt 4.831 ste, tăng 1,47% so với cùng kỳ.

Trong quý I/2020, một số đơn vị lâm nghiệp và các địa phương trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trồng được 440 ngàn cây phân tán, 99 ha rừng tập trung, khoanh nuôi và bảo vệ 9.500 ha rừng hiện có. Công tác giám sát khai thác, tuần tra và phòng chống cháy rừng được tăng cường qua đó góp phần nâng độ che phủ, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo vệ rừng gắn liền với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xem thêm:

Kiểm Lâm Vĩnh Phúc chủ động công tác bảo vệ rừng

(Kỳ 1): Cần có nhiều chính sách ưu tiên

TP Phúc Yên là địa phương có diện tích đất rừng lớn trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích rừng tự nhiên 4.600 ha, trong đó có 2.500 ha diện tích rừng sản xuất. Những năm qua, nhờ sự thay đổi nhận thức của nhân dân về trồng rừng, người dân đã ý thức được kinh tế từ rừng mang lại sẽ ổn định lâu dài và đem lại hiệu quả cao, nên đã tích cực bỏ vốn, bỏ công để trồng và chăm sóc.

Gia đình Ông Nguyễn Văn Kiên, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên đã tích cực phát dọn thực bì trên diện tích 3 ha đất lâm nghiệp của gia đình được giao. Trong đó, chuẩn bị phân bón, giống cây lâm nghiệp, nhân lực cuốc hố trồng cây sẵn sàng cho công tác trồng rừng năm 2020. Được sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm thành phố Phúc Yên, ông Kiên đã lựa chọn được những giống cây lâm nghiệp đảm bảo chất lượng.

Mô hình thông Caribe trồng thay thế tốt, cao hơn 3 m, đường kính 7 – 8 cm phải chăm sóc cẩn thận.

Trao đổi với Phóng viên, Ông Kiên cho biết: “Từ khi được Hạt kiểm lâm thành phố Phúc Yên tổ chức đi tham quan quan một số mô hình về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ việc trồng cây keo thay thế cây bạch đàn. Thấy được hiệu quả kinh tế và lợi ích của cây keo trong việc cải tạo đất. Vài năm trở về trước, tôi đã chuyển đổi 100% diện tích rừng nhà mình từ trồng cây bạch đàn sang trồng keo. Sau khi thu hoạch xong tôi khẩn trương tiến hành thu dọn thực bì, chuẩn bị hiện trường cho vụ trồng mới”.

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 08/5/2020 của Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Công văn số 3384/UBND-VX1 ngày 09/5/2020 yêu cầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế – xã hội để dần đưa xã hội trở lại bình thường, trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế, thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các dự án, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng

Đánh giá việc cháy rừng làm thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực. Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ông Nguyễn Văn Trì đã ban hành chỉ thị số 02/CT-UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng. Nhận định, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường, nguy cơ xảy ra cháy rừng trên diện rộng luôn ở cấp độ cao cấp và cực kỳ nguy hiểm.

Trong đó, đề nghị các UBND huyện, Thành phố có rừng phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm) và các lực lượng khác trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, chỉ đạo chính quyền cấp xã, phường nâng cao vai trò trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Kiểm tra, đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn và chủ rừng thực hiện phương án và các biện pháp PCCCR, BVR trên địa bàn; Xác định cụ thể 2 các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí các nguồn lực, đảm bảo ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống mới phát sinh, không để xảy ra cháy rừng. Các chủ rừng là tổ chức tăng cường kiểm tra, canh gác lửa rừng, đảm bảo trực 24/24 giờ trong các ngày có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Văn Trì – Đức Long.