Về với Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

BVR&MT – Vườn Quốc gia Chư Yang Sin nằm ở điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn thuộc khu vực Nam Tây Nguyên (nằm trên địa phận hai huyện Lắk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk) và là phần của vùng chim đặc hữu của cao nguyên Đà Lạt, vườn quốc gia này có hệ sinh thái thực vật đa dạng, độc đáo và có tính đặc hữu cao cùng nhiều sông suối thác ghềnh tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo.

Những cánh rừng của Đắk Lắk đều ẩn chứa nhiều điều kỳ thú với hệ động vật và sông suối phong phú, thách ghềnh nhiều vô kể đang vẫy gọi và ẩn chứa tiềm năng phát triển.

Vườn quốc gia Chư Yang Sin được xem là mẫu chuẩn cho hệ sinh thái Tây Nguyên.

Chúng tôi đến thăm vườn quốc gia Chư Yang Sin, với diện tích rộng khoảng 59.531 ha nơi đây có đỉnh núi Chư Yang Sin cao 2.242m bao quanh là những dãy núi xếp tầng với hệ động, thực vật vô cùng phong phú, có độ cao từ 1.000m sao với mực nước biển. Đặc biệt, chúng tôi có thể nghe và tận hưởng tiếng kêu của muôn thú, tiếng róc rách của nước suối, quan sát chim thú hoang dã và ngắm nhìn rừng thông và những cây pơ mu cổ thụ những cây pơ mu đại thụ có hàng trăm tuổi. Thấp thoáng có thể nhìn thấy những đám khỉ, Voọc trêu đùa bên suối.

Vào mùa khô những đám cỏ ngả màu vàng óng ánh điểm xuyến giữa những cây gỗ xanh tạo thành những bức tranh được thiên nhiên ban tặng. Trên các con sông, suối, thác, hồ trong Vườn quốc gia Chư Yang Sin có khá nhiều điểm nước trong xanh. Nếu vào mùa khô hạn, có thể cạn nước đôi phần nhưng lại lộ ra nhiều bãi đá rộng với rất nhiều hình thù, mang vẻ đẹp độc đáo.

Bao quanh Vườn quốc gia Chư Yang Sin là những dãy núi xếp tầng với hệ động vật thực vật vô cùng phong phú.

Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt. Tại đây, nếu may mắn thì bạn sẽ thấy 8 loài chim gồm gà tiền mặt đỏ, khướu đầu đen, khướu đầu đen má xám, khướu mun, khướu mỏ dài, mi núi Bà, sẻ họng vàng, chích chạch má xám hay những con bò tót hùng dũng kiêu kỳ nhởn nhơ gặm cỏ giữa cánh rừng thấp thoáng.

Nhắc đến Chư Yang Sin Ea Grai (Ea H’leo). Người ta thường nghĩ đến một vùng đất bazan màu mỡ đầy ắp sản vật, giàu về tiềm năng bởi hệ động, thực vật phong phú, sông suối thác ghềnh nhiều vô kể. Đặc biệt dưới lớp bọt trắng xóa của các khe suốt là các loại tôm, cá, dễ thấy nhất là khi nước rút những con cá chình, cá thác lác, cá rô, cá chạch, bống tai tượng, cá rô phi, cá mõm trâu, cá lóc, những chú lươn, cua, ốc… và không thể thiếu được các thứ rau nhút, cù khèo nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển, bông súng, bông sen… đặc sản của miền sông nước nơi đây.

Một điều nữa khiến chúng tôi ấn tượng chính là con người nơi đây, với sự hào sảng, bình dị là điều dễ nhận thấy ngay khi phóng viên chúng tôi tiếp xúc với người dân. Không chỉ thân thiện mà ở họ còn toát lên sự chất phác, bình dị chân thật như một nét văn hóa, độc đáo đậm chất riêng, dường như chỉ có ở người dân Ea H’leo này.

Được tự mình trải nghiệm vẻ đẹp của mảnh đất đại ngàn hoang sơ giữa đại ngàn đã để lại cho phóng viên Bảo vệ Rừng và Môi trường những ấn tượng khó phai, thỏa niềm mong ước tận hưởng bức tranh thiên nhiên đầy hoang dã khiến cho chúng tôi muốn được quay lại thêm một lần nữa.

Lê Vân