BVR&MT – Ngay sau khi nắm được thông tin ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife – SVW) là 1 trong 6 người trên thế giới nhận Giải Goldman Environmental Prize năm 2021, hay còn gọi là giải “Nobel xanh”, ông Thái đã có những chia sẻ, cảm nhận về giải thưởng cũng như công việc của mình với Phóng viên Bảo vệ Rừng và Môi trường.
Xem thêm:
Bamboo Capital: Phát triển kinh tế phải song hành với phát triển cộng đồng
Nữ giảng viên từ bỏ ước mơ giảng đường khởi nghiệp với tre
Hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả của Hợp tác xã Đồng Din
Mô hình điểm dinh dưỡng học đường: Giáo viên và phụ huynh mong muốn tiếp tục triển khai
TH tạo nguồn năng lượng xanh từ mái nhà trang trại công nghệ cao đạt kỷ lục thế giới
Mở đầu cuộc trò chuyện, ông Nguyễn Văn Thái khẳng định mình sẽ tặng toàn bộ giải thưởng trị giá 200.000 đô la Mỹ (khoảng 5 tỷ đồng) cho công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Trước đây ông cũng từng nhận giải thưởng 50.000 euro (hơn 1 tỷ đồng) ông cũng “hiến” cho công tác bảo tồn.
PV: Cảm nhận của ông như thế nào khi là người Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn nhận được giải thưởng Goldman Environmental Prize năm 2021?
Ông Nguyễn Văn Thái: Tôi rất vui khi nhận được thông tin vừa đạt được giải thưởng Goldman Environmental Prize năm 2021. Giải thưởng này không gói gọn trong lĩnh vực làm về động vật hoang dã mà tất cả về các lĩnh vực năng lượng, môi trường.
Đạt được giải thưởng này tôi rất vinh dự và tự hào và thấy được rằng những nỗ lực, đóng góp của mình đã được ghi nhân. Nhưng đồng thời, tôi cũng nhận thấy mình phải cần làm một cái gì đó để thúc đẩy, nỗ lực hơn tạo ra kết quả bảo tồn lớn hơn ở Việt Nam.
Đây là một phần thưởng cá nhân với phần thưởng là 200 nghìn đô la nhưng bản thân tôi nghĩ rằng làm việc trong lĩnh vực bảo tồn và tất cả những kết quả này không chỉ là những đóng góp của cá nhân tôi và tất cả những đóng góp của những đồng nghiệp đã đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ dùng toàn bộ giải thưởng đấy để tặng lại cho SVW để thực hiện lại toàn bộ các hoạt động bảo tồn của mình.

PV: Trong quá suốt trình làm công tác bảo tồn động vật hoang dã của mình ông đã có những đóng góp gì được mọi người ghi nhận?
Ông Nguyễn Văn Thái: Thứ nhất: Mình là một người Việt Nam nhưng mình đã thể hiện được vai trò lãnh đạo trong công tác bảo tồn ở Việt Nam.
Thứ hai: Đánh giá cao sự tham gia và đóng góp cho công tác bảo tồn đặc biệt là loài Tê Tê không chỉ Việt Nam mà còn trên thế giới. Ngoài vai trò là Giám đốc của SVW tôi còn tham gia Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Tê Tê thế giới nữa.
Thứ ba: Tất cả những nỗ lực bảo tồn của chúng tôi chứng minh được nó hiệu quả. Những việc chúng tôi làm là bằng việc làm thực tế, đóng góp thực tế để thay đổi những cái lớn hơn ở tầm Quốc tế. Chúng tôi tạo ra những mô hình và dần dần nhân rộng những mô hình đó.
PV: Từ đâu mà ông đã ấp ủ để thành lập ra Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Thái: Bản thân tôi là người sinh ra và lớn lên ở gần rừng nên có những trải nghiệm tuổi thơ đối với cuộc sống trong rừng. Những hình ảnh cá thể động vật hoang dã không phai mờ trong tôi từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên nhìn nhận thấy được những mất mát, có những loài động vật như Tê tê vàng cả 10 – 20 năm mình không thể tìm được cá thể nào, mất mát đấy rất là lớ. Nên tôi cảm thấy thứ nhất là trách nhiệm đối với một người Việt Nam, thứ hai là tình yêu của mình đối với lĩnh vực đó.
Khi mà thành lập SVW tôi đã đưa ra chiến lược và mục tiêu để trở thành một tổ chức bền vững, tồn tại mãi mãi và có những đóng góp lâu dài. Tất cả chương trình mà SVW thực hiện đều hướng tới mục tiêu dài hạn làm thế nào để bảo tồn bền vững ở Việt Nam.
Đối với mỗi loài động vật hoang dã chúng có một chức năng nhất định trong hệ sinh thái và Tê tê cũng vậy, nó là loài kiểm soát các loài côn trùng khác, loài đào bới làm tơi xốp nền đất hay là đào những hang là nơi trú ngụ cho những loài khác. Trong tự nhiên loài này luôn có những mối liên hệ với loài kia, sự mất đi loài này làm mất đi một chuỗi liên kết và nó dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của rất nhiều loài khác. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta bảo vệ tốt hay làm tốt nếu chúng ta chưa hành động và tạo ra một giá trị và một kết quả.

PV: Là một Trung tâm được thành lập với mục tiêu bảo vệ ĐVHD, SVW đã và đang có những giải pháp nào nhằm làm “hạ nhiệt” vấn nạn săn bắn, buôn bán và sử dụng ĐVHD, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Thái: Thực tế, ở những nơi mà SVW đã làm việc như xây dựng trung tâm cứu hộ làm về công tác bảo vệ rừng đã chứng minh được những thành công và những kết quả của mình. Từ những việc chứng minh được thành công đó chúng tôi cố gắng phối hợp với các cơ quan chức năng nhân rộng. Mô hình ở VQG Pù Mát không phải là mô hình tồn tại mãi mãi và duy nhất ở Việt Nam mà nó sẽ là mô hình khởi đầu cho sự nhân rộng, lan toả mô hình đấy.
Sau 3 năm làm việc ở VQG Pù Mát, hiện nay Trung tâm đã bắt đầu mở rộng thêm ở 5 VQG khác và hướng tới sẽ nỗ lực làm việc với các cơ quan Trung ương để thúc đẩy những hoạt động này ra tất cả những VQG, Khu bảo tồn ở Việt Nam. Chúng tôi luôn nhìn những hướng từ những hành động nhỏ, kết quả của mình để nó trở thành một mô hình có thể lan toả và lan rộng ở mức độ Quốc gia.
Ông Nguyễn Văn Thái (sinh năm 1982) là một chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã, và là Phó Chủ tịch Hiệp Hội chuyên gia bảo tồn tê tê thế giới IUCN. Ông là người sáng lập và Giám đốc Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife – SVW) vào ngày 22/7/2014. Ông sinh ra và lớn lên ở xã Văn Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư ngành Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt nam (năm 2005); tu nghiệp Thạc sỹ Quản lý Môi trường – Đại học Quốc gia Úc (năm 2013), và hoàn thành khóa học Quản lý Giám sát các loài Động vật hoang dã tại Trường Đại học Kent, Vương quốc Anh (năm 2010). |
Sơn Tinh