Tỉnh Đồng Nai cần lập đoàn kiểm tra xác minh việc báo chí nêu

BVR&MT – Tạp chí Báo chí Bảo vệ Rừng và Môi trường đã có nhiều bài viết về tình trạng chính quyền huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu bao che, làm ngơ cho một số cá nhân ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp mà không có biện pháp ngăn chặn tình trạng trên. Những hành vi vi phạm pháp luật đã rõ nhưng các công trình sai phạm vẫn tiếp tục được thực hiện một cách công khai như đang thách thức dư luận, thách thức pháp luật?

Bài liên quan:

Huyện Long Thành (Đồng Nai): Hàng loạt công trình “khủng” xây dựng trên đất nông nghiệp

Có hay không nhóm lợi ích đã “chống lưng” cho những sai phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại huyện Long Thành?

Loạt công trình “khủng” ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp – Chính quyền huyện Long Thành “né” báo chí, coi thường dư luận?

Xã Lộc An (Long Thành – Đồng Nai): Biệt thự “khủng” trên đất nông nghiệp, chính quyền “làm ngơ” đến bao giờ?

Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai hợp thức hóa cho vi phạm trên đất nông nghiệp được tồn tại!

 

Một công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Lộc An, huyện Long Thành đang được chính quyền “tạo điều kiện” để hợp thức hóa sai phạm.

Tạp chí Bảo vệ Rừng và Môi trường đã thông tin ở các bài báo trước về tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp tại các xã Long An, Lộc An, An Phước thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, chính quyền huyện Long Thành chưa quyết liệt, có dấu hiệu bao che, làm ngơ cho các sai phạm. Đặc biệt chậm trong công tác xử lý vi phạm nhằm kéo dài thời gian cho các vi phạm được hợp thức hóa.

Sau khi Ban biên tập gửi công văn đến UBND huyện Long Thành và Phóng viên đã nhiều lần liên hệ qua điện thoại cho lãnh đạo huyện Long Thành thì đến ngày 07/12/2022 UBND huyện Long Thành mới có công văn phản hồi/”gửi báo cáo” đến cơ quan báo chí bởi căn cứ: Thực hiện văn bản số 21/CV-BVR&MT ngày 11/11/2022 của Tạp chí điện tử Bảo vệ Rừng và Môi trường và Xét báo cáo số 868/BC-TNMT ngày 30/11/2022 của Phòng TNMT huyện Long Thành. Trong công văn của huyện Long Thành lại có những phát ngôn có dấu hiệu bao che, hợp thức hóa các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp…

Sau khi nhận được những thông tin từ UBND huyện Long Thành có dấu hiệu bao che, làm ngơ cho sai phạm. Ngày 19/12/2022, Ban biên tập gửi công văn UBND tỉnh Đồng Nai nhằm làm rõ những sai phạm trên đất nông nghiệp tại huyện Long Thành và việc quản lý đất đai tài nguyên môi trường tại huyện này.

Đến ngày 09/01/2023 UBND tỉnh Đồng Nai phát hành văn bản số 168/UBND-KTN do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức ký giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND huyện Long Thành cùng các đơn vị liên quan rà soát nội dung phản ánh của Cơ quan Báo chí Bảo vệ Rừng và Môi trường xem xét, xử lý và có văn bản trả lời cơ quan báo chí.

Văn bản tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND huyện Long Thành cùng các đơn vị liên quan rà soát nội dung phản ánh của Cơ quan Báo chí Bảo vệ Rừng và Môi trường xem xét, xử lý và có văn bản trả lời cơ quan báo chí.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao UBND tỉnh Đồng Nai không lập đoàn kiểm tra xác minh làm rõ nội dung báo chí nêu (UBND huyện Long Thành thừa nhận có sai phạm) mà lại tiếp tục “lạm dụng” chỉ đạo thủ tục văn bản hành chính giao cho một Sở chủ trì phối hợp với huyện Long Thành cùng các đơn vị có liên quan với chỉ nhằm mục đích “xem xét, xử lý và có văn bản trả lời cho Tạp chí được biết theo quy định”…? 

Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 về những điều Đảng viên không được làm. Trong đó, tại Điều 11: Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật khi thực hiện nhiệm vụ; thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân do mình trực tiếp quản lý xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác. Không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Can thiệp, tác động hoặc để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng) và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi. Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Người dân huyện Long Thành và bạn đọc rất bức xúc và quan tâm đến những nhức nhối như một “vấn nạn” vi phạm xây dựng trái phép tràn lan trên đất nông nghiệp và những hệ lụy khôn lường làm xói mòn niềm tin cũng như ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh đối với các cấp chính quyền địa phương thuộc huyện Long Thành và rất cần chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai nhanh chóng lập đoàn kiểm tra, xác minh việc có hay không cán bộ “tiếp tay”, đùn đẩy trách nhiệm và có dấu hiệu “lợi ích nhóm” đã đến mức làm cho cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo và cơ quan chức năng huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai “bất lực” trước những vi phạm kéo dài, nghiêm trọng trong công tác Quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, trật tự xây dựng và bảo vệ môi trường?

UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Nhận định về trách nhiệm của lãnh đạo huyện Long Thành, các phòng chuyên môn và UBND các xã Lộc An, Long An, An Phước khi để xảy ra việc xây dựng công trình nhà ở trái phép trên và chậm phát hiện, xử lý vi phạm. Luật sư Trần Đức Vĩnh – Công ty Luật TNHH Vicco – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, theo quy định pháp luật, hành vi vi phạm quy định về đất đai, xây dựng, việc tự ý xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi bị vi phạm đối với các trường hợp vị trí đất vi phạm không phù hợp vớ quy hoạch, kế hoạch sử đất.

Tuy nhiên, để một công trình đồ sộ như vậy mọc lên, có lỗi trong công tác quản lý của chính quyền địa phương. Do đó, cùng với việc xử lý, buộc tháo dỡ công trình vi phạm, sẽ xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý của các cán bộ, cơ quan chức năng ở địa phương này.

Biệt thự xây dựng trên đất nông nghiệp vẫn ngang nhiên xây dựng dù bị chính quyền sở tại kiểm tra.

Theo quy định của pháp luật, chính quyền cấp xã có trách nhiệm quản lý trực tiếp hoạt động xây dựng, sử dụng đất ở địa bàn. Hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không phải là hiện tượng mới, thời gian qua các cấp chính quyền liên tục có những chỉ đạo, yêu cầu các địa phương sát sao trong công tác quản lý, kiểm tra, ra soát, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về xây dựng, vi phạm về sử dụng đất, đặc biệt là hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép sang đất ở.

Nếu cơ quan chức năng có trách nhiệm, có năng lực quản lý, những công trình lớn như vậy sẽ bị phát hiện ngăn chặn kịp thời ngay từ giai đoạn khởi công, tránh thiệt hại cho chủ đầu tư, gây bức xúc trong dư luận và tạo ra những tiền lệ xấu. Tuy nhiên, việc này đã không xảy ra, một công trình lớn đã hoàn thiện để đưa vào sử dụng, cơ quan chức năng huyện Long Thành mới áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý.

Bởi vậy, ngoài việc xem xét xử lý đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng, cơ quan chức năng cũng cần phải xem xét đến trách nhiệm trong công tác quản lý của các cán bộ có liên quan trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai ở địa phương này. Nếu có hành vi buông lỏng quản lý, thậm chí tiếp tay cho hành vi vi phạm, phải xem xét kỷ luật thích đáng và còn có thể áp dụng các chế tài của pháp luật.

Có hay không có sự “bảo kê” của lãnh đạo và cơ quan chức năng địa phương?

Với những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ hoặc có những hành vi tiếp tay dung túng cho sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật về mặt chính quyền, nếu có hành vi tiếp tay, lợi dụng chức vụ quyền hạn thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh về chức vụ theo quy định của bộ luật hình sự.

Nếu không giải quyết triệt để, quy trách nhiệm và tổ chức rút kinh nghiệm, đưa ra các phương án kế hoạch để quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tốt hơn nữa thì những sự việc như vậy sẽ tiếp tục xảy ra, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến công tác quản lý hành chính và làm mất uy tín của chính quyền địa phương.

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

  1. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
  3. b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
  4. c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  5. d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

  1. e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  2. g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  3. h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
  4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.
  5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  6. a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

Theo Bộ Luật Hình sự 2015:

Điều 229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

  1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyn mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);
  3. b) Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
  4. c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  6. a) Có tổ chức;
  7. b) Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);
  8. c) Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
  9. d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  10. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
  11. a) Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;
  12. b) Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
  13. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Nhóm PV BVR&MT