Thúc đẩy trách nhiệm tái chế và xử lý chất thải của nhà sản xuất

BVR&MT – Sáng 4/11/2021, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN Việt Nam), Liên minh Không rác (Vietnam Zero Waste Alliance) và Nhóm tư vấn Chính sách và Luật về môi trường (e-Policy) phối hợp tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” với sự tham dự của gần 90 đại biểu.

Tọa đàm tập trung thảo luận các nội dung liên quan tới trách nhiệm tái chế và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu – được quy định tại Điều 54, 55 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 – nhằm đạt mục tiêu kép về bảo vệ môi trường và phát triển ngành công nghiệp tái chế theo hướng tuần hoàn tài nguyên.

Tọa đàm “Thúc đẩy thực hiện EPR nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam” (Ảnh: Nguồn Greenhub)

Theo cách tiếp cận của chính sách môi trường, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility – EPR) đối với một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó. Đây là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu việc sử dụng các chất độc hại, không thân thiện với môi trường. EPR cũng được đề cập trong dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt.

Tại Tọa đàm, các diễn giả đã thảo luận và làm rõ một số nội dung còn nhiều tranh luận như: tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế, văn phòng và hội đồng EPR, đề xuất giải pháp thực hiện mục tiêu EBR.

Đánh giá về tiềm năng thu gom tái chế tại Việt Nam, TS. Nguyễn Thái Huyền – Phó Viện trưởng Viện đào tạo và hợp tác quốc tế, Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết năng lực thu gom tại các làng nghề rất lớn, đơn cử gần 1.000 cơ sở ở Hà Nội có thể thu gom 3.000 tấn rác tái chế/ngày.

Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội nhựa Việt Nam, cần tính toán tỷ lệ tái chế dựa trên cơ sở khoa học, đưa ra con số cụ thể và tỷ lệ tái chế ban đầu nên để ở mức thấp để phù hợp với tình hình Việt Nam. Phía đại diện Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) thì cho rằng việc thực hiện EPR phụ thuộc vào ý thức nhiều bên cũng như hệ thống phân loại rác và cơ sở hạ tầng, đồng thời cần làm rõ mô hình EPR tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Theo ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT, thách thức lớn nhất trong việc thực hiện EBR hiện nay là chưa dung hòa được lợi ích giữa các bên, bao gồm nhà sản xuất, nhà tái chế, Nhà nước và người dân. Ngoài ra, còn có các bất cập khác như điểm thu hồi rác chưa được quy định rõ ràng, các nhà sản xuất có hệ thống phân loại rác riêng, có nhiều nhóm sản phẩm cần tái chế (6 nhóm) dẫn đến khó đưa ra quy cách tái chế chung cho mỗi nhóm sản phẩm.

Từ những khó khăn trên, các đại biểu đồng thuận cho rằng cần thành lập văn phòng và hội đồng EPR tại Việt Nam, đồng thời lồng ghép các điểm thu gom độc lập, thiết lập thị trường tái chế, tiếp nhận sản phẩm và xây dựng quy định tái chế chi tiết để EPR phát huy hiệu quả thực sự.

Tọa đàm tập trung thảo luận các nội dung liên quan tới trách nhiệm tái chế và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu – được quy định tại Điều 54, 55 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 – nhằm đạt mục tiêu kép về bảo vệ môi trường và phát triển ngành công nghiệp tái chế theo hướng tuần hoàn tài nguyên.

Tọa đàm “Thúc đẩy thực hiện EPR nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam” (Ảnh: Nguồn Greenhub)

Theo cách tiếp cận của chính sách môi trường, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility – EPR) đối với một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó. Đây là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu việc sử dụng các chất độc hại, không thân thiện với môi trường. EPR cũng được đề cập trong dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt.

Tại Tọa đàm, các diễn giả đã thảo luận và làm rõ một số nội dung còn nhiều tranh luận như: tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế, văn phòng và hội đồng EPR, đề xuất giải pháp thực hiện mục tiêu EBR.

Đánh giá về tiềm năng thu gom tái chế tại Việt Nam, TS. Nguyễn Thái Huyền – Phó Viện trưởng Viện đào tạo và hợp tác quốc tế, Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết năng lực thu gom tại các làng nghề rất lớn, đơn cử gần 1.000 cơ sở ở Hà Nội có thể thu gom 3.000 tấn rác tái chế/ngày.

Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội nhựa Việt Nam, cần tính toán tỷ lệ tái chế dựa trên cơ sở khoa học, đưa ra con số cụ thể và tỷ lệ tái chế ban đầu nên để ở mức thấp để phù hợp với tình hình Việt Nam. Phía đại diện Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) thì cho rằng việc thực hiện EPR phụ thuộc vào ý thức nhiều bên cũng như hệ thống phân loại rác và cơ sở hạ tầng, đồng thời cần làm rõ mô hình EPR tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Theo ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT, thách thức lớn nhất trong việc thực hiện EBR hiện nay là chưa dung hòa được lợi ích giữa các bên, bao gồm nhà sản xuất, nhà tái chế, Nhà nước và người dân. Ngoài ra, còn có các bất cập khác như điểm thu hồi rác chưa được quy định rõ ràng, các nhà sản xuất có hệ thống phân loại rác riêng, có nhiều nhóm sản phẩm cần tái chế (6 nhóm) dẫn đến khó đưa ra quy cách tái chế chung cho mỗi nhóm sản phẩm.

Từ những khó khăn trên, các đại biểu đồng thuận cho rằng cần thành lập văn phòng và hội đồng EPR tại Việt Nam, đồng thời lồng ghép các điểm thu gom độc lập, thiết lập thị trường tái chế, tiếp nhận sản phẩm và xây dựng quy định tái chế chi tiết để EPR phát huy hiệu quả thực sự.

Thùy Dung