BVR&MT – Ngay từ rất sớm, các cơ quan chức năng đã nhận định, mùa khô năm 2019-2020, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hứng chịu xâm nhập mặn gay gắt, thậm chí hơn cả mùa khô 2015-2016. Thậm chí, xâm nhập mặn ở khu vực này đến sớm ngay trong các tháng cuối năm 2019 và sẽ cao hơn, gay gắt hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.
Gồng mình chống đỡ thiên tai kép
Theo đó, ngay từ giữa tháng 12/2019, xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền từ 40km đến 50km, cao hơn năm 2016 từ 3km đến 5km. Tháng 1, 2 và đến giữa tháng 3/2020, ranh mặn 4% xâm nhập sâu vào đất liền 55km đến 110km, cao hơn từ 3km đến 7km so với năm hạn mặn lịch sử 2015- 2016. Cùng với đó, khoảng cách xâm nhập mặn vào trong sông từ 45km đến 65 km, các sông Hàm Luông, sông Tiền, Cổ Chiên, sông Vàm Cỏ…bị xâm nhập mặn sâu, có nơi trên 70km. Cũng từ trong năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo có khoảng 120.000 hộ dân sẽ thiếu nước trong mùa hạn mặn.
Tình trạng xâm nhập mặn sẽ gây rủi ro rất lớn cho vụ đông xuân tại khu vực cách biển hàng chục km. Thực tế chứng minh, xâm nhập mặn năm nay đã khiến cho sản xuất nông nghiệp của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gặp vô vàn khó khăn, nhiều diện tích lúa bị khô cháy do không có nước tưới, những vườn cây ăn trái trù phú của các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang xác xơ vì thiếu nước ngọt…, cây cối khát, con người cũng khát. Hàng trăm nghìn người dân Đồng bằng sông Cửu Long giữa mùa khô hạn phải chắt chiu từng giọt nước ngọt để mưu sinh. Có những nơi nắng rát kéo dài từ tháng này qua tháng khác không có nổi một giọt mưa, cộng với nước mặn lấn sâu, khiến tình trạng thiếu nước sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.
Tình hình khô hạn không chỉ gây thiệt hại nhiều diện tích lúa, hoa màu, người dân thiếu nước sinh hoạt mà còn gây ra nhiều vụ sạt lở, sụt lún đất rất nghiêm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Điển hình như tại tỉnh Cà Mau trong những ngày vừa qua đã xảy ra tới trên 900 điểm sạt lở, sụt lún các tuyến lộ giao thông với tổng chiều dài gần hàng chục km, gây thiệt hại lớn về vật chất. Không chỉ ở tỉnh Cà Mau mà các địa phương như Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng cũng liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông. Mới đây nhất tại khu vực 5, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã xảy ra một vụ sạt lở bờ sông Cần Thơ với chiều dài gần 30m, sâu 2m đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 5 căn nhà của người dân.
Khô hạn kéo dài còn làm cho nhiều diện tích rừng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong tình trạng báo động. Đã xảy ra cháy rừng tại khu vực núi Cấm, ấp Tà Lọt, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang gây thiệt hại cho khoảng 6 ha rừng. Qua thống kê, tỉnh Bến Tre có trên 5.200 ha diện tích lúa bị thiệt hại; khoảng 20.000 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa và hơn 1.000 ha cây giống, hoa cảnh có nguy cơ bị ảnh hưởng; tình hình nuôi thủy sản cũng gặp khó khăn với hàng trăm ha diện tích nuôi tôm càng xanh bị ảnh hưởng…
Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập đến cầu Mỹ Thuận, làm ảnh hưởng đến tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh này. Xâm nhập mặn đã làm cho hơn 36.000 ha vườn cây ăn trái khu vực phía Nam quốc lộ 1A của tỉnh Tiền Giang luôn trong tình trạng thiếu nước tưới. Mặn xâm nhập sâu, vượt qua vị trí lấy nước trên sông Tiền của hai nhà máy nước Bình Đức và Đồng Tâm của tỉnh Tiền Giang, đã đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của hơn 800.000 dân trên địa bàn TP Mỹ Tho và các huyện phía Đông của tỉnh. Riêng tại tỉnh Long An, qua thống kê sơ bộ, ước tính diện tích lúa bị ảnh hưởng trong mùa khô là khoảng trên 13.500 ha, trong đó có 2.600 ha ở huyện Thủ Thừa và Tân Trụ có khả năng mất trắng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Long An có gần 10.000 hộ dân sống phân tán đang bị thiếu nguồn nước sinh hoạt do ảnh hưởng bởi hạn, mặn.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2019-2020 luôn ở mức độ gay gắt và duy trì ở mức cao trong thời gian dài của mùa khô đã làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa và có khoảng 95.600 hộ dân gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Nước mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, trừ An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Nhiều tỉnh đã phải công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn như Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Long An…
Chính phủ và các địa phương vào cuộc
Trước tình hình nghiêm trọng trên, Chính phủ và các bộ, ngành của Trung ương, cùng các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có những cuộc họp khẩn cấp và những quyết sách nhằm giảm nhẹ tới mức thấp nhất thiệt hại, giúp bà con khu vực này vượt qua khó khăn chồng chất của thiên tai và dịch bệnh. Đầu tháng 1/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị Phòng, chống hạn, mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Bến Tre với chủ đề “Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019 – 2020”.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nguy cơ thiếu nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân ngày càng gia tăng trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới là do tình trạng ô nhiễm nước tại các dòng sông, hồ chứa… chưa được kiểm soát chặt chẽ do ảnh hưởng của quá trình xả thải của các cơ sở sản xuất và sinh hoạt không qua xử lý. Việc sử dụng nước lãng phí, thiếu các công trình tích trữ nước còn đang rất phổ biến. Đặc biệt do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, khó dự báo… gây ra khô hạn, cùng với tác động của nước biển dâng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương phải chủ động xây dựng phương án bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn, có các biện pháp tích trữ nước cho sinh hoạt, chủ động có các giải pháp cụ thể, phù hợp với từng địa phương để duy trì sản xuất, giảm thiểu thi%LS