BVR&MT – Vừa qua, Chính phủ ban hành nghị định 136/2018/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường được Chính phủ ban hành ngày 05/10/2018.
Nghị định quy định tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại phải ( CTNH) đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế thải và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý CTNH gồm:
Xem thêm:
Phường Liên Mạc: Bất chấp lệnh cấm, các trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động
Tam Hiệp (Phúc Thọ – Hà Nội): Người dân sống chung với khói độc hại từ bãi rác
Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH ( kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH); Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một loại giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không; Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH ( nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
Ngoài ra, Chỉ cần có ít nhất 02 cá nhân đủ điều kiện thì tổ chức được thực hiện điều tra, đánh giá đất đai thay vì phải có ít nhất 05 cá nhân như quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP; Giảm thời gian yêu cầu cá nhân phải công tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất hoặc điều tra, đánh giá đất đai từ 36 tháng xuống còn 30 tháng trở lên thì đủ điều kiện thực hiện điều tra, đánh giá đất đai tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP; Bãi bỏ quy định phải có cán bộ được cấp chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ về bảo vệ môi trường trong điều kiện về con người đối với cơ sở phá dỡ tàu biển tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.
Văn Trì