Thái Nguyên: Thực hiện đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2016 – 2020

BVR&MT – Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020, Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đoàn kết một lòng, cùng thực hiện chương trình, nhằm tiến tới giảm nghèo bền vững ở tỉnh một cách đi vào thực chất và hiệu quả.

Công trình Trường tiểu học Sa Lung ở xã Tân Long (xã 135), huyện Đồng Hỷ được đầu tư bằng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.

Cụ thể: ngày 04/03/2016 UBND tỉnh Thái nguyên đã ban hành quyết định số 459/QĐ-UBND về phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -2020 và ngày 20/01/2017 UBND tỉnh tiếp tục, ban hành quyết định số: 165/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 ở tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 20/01/2017 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 166/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 -2020 tỉnh Thái Nguyên. Tiếp đó ngày 18/5/2017 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND thông qua chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2020; ngày 29/6/2017 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1845:/QĐ-UBND về Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 – 2020, ngày 03/7/2017 UBND tỉnh ban hành quyết định số 87/QĐ-BCĐ về quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2020, sau đó UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số:2046/QĐ-UBND ngày 06/7/2017 về giao dự toán chi ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên năm 2017 lần 2.

Một mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGap ở xã La Bằng, huyện Đại Từ đã giúp bà con đồng bào dân tộc nơi đây thoát nghèo.

Do nắm chắc được tình hình hộ nghèo, nên UBND tỉnh đã chủ động ngay từ ban đầu về việc thực hiện các Chương trình giúp nhân dân các xã thoát nghèo, bằng việc hỗ trợ cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, máy móc giúp nhân dân chủ động được các kỹ thuật chăm sóc  để tăng năng suất lao động.

Chỉ tính riêng năm 2016 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ 12,76 tấn giống, tương ứng với diện tích trồng cấy là 363 ha, cho 738 hộ nghèo tham gia. Tập trung hỗ trợ giống ngô lai thực hiện tại các xã 135 của 2 huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai. Hỗ trợ 7.500 cây giống ăn quả, tương ứng với diện tích trồng là 13,6ha cho 106 hộ tham gia. Cây công nghiệp (cây Chè) hỗ trợ 314.468.845 cây giống, trồng 19,45ha, với 137 hộ tham gia. Tập trung chủ yếu là giống chè cành có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao như: LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, tập trung ở 2 huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai. Cây quế hỗ trợ cho 24 hộ, trồng trên diện tích 11,75ha với tổng 17.106 cây giống ở xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai.

Đối với vật nuôi: hỗ trợ 3.044 con giống cho 1.072 hộ cụ thể: giống gia súc: 1.844 con giống (trâu, bò, lợn, dê) cho 1.071 hộ, tương đương kinh phí 8.613,073 triệu đồng được thực hiện tại 6 huyện là Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Bình.

Về phân bón, thuốc BVTV phục vụ sản xuất: hỗ trợ 459,581 tấn phân bón cho 4.073 hộ. Thức ăn chăn nuôi là 8.415 tấn.

Mô hình sản xuất: thực hiện 9 mô hình gồm có mô hình trồng quế tại Võ Nhai, nuôi lợn nái tại xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, mô hình sử dụng phân bón NPK, mô hình phát triển sản xuất chè kinh doanh, bưởi diễn tại thị xã Phổ Yên với tổng số 1.182 hộ tham gia.

Năm 2016 tỉnh đã cho thử nghiệm và nhân rộng mô hình giảm nghèo chăn nuôi dê cỏ sinh sản bán chăn thả ở xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ có 26 hộ tham gia vào dự án này.

Do đặc điểm Thái Nguyên là tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, nên đời sống của bà con dân tộc còn nghèo khó, trình độ dân trí thấp. Nắm chắc tình hình, Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã sớm thực hiện đồng bộ, lồng ghép các Chương trình giảm nghèo, cho triển khai ở các địa phương. Do đó, đến nay nhiều mô hình phát triển kinh tế, bà con đồng bào đã làm ăn hiệu quả, có bát ăn, bát để, tích lũy dần dần tiến tới từng bước thoát nghèo. Nhờ vào Chương trình giảm nghèo bền vững được thực hiện hiệu quả thực chất ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó tình hình an ninh chính trị được ổn định, đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên càng tin yêu vào sự lãnh đạo của Đảng.

Phượng Long