Tây nguyên ngăn chặn tình trạng phá rừng

BVR&MT – Mới đây Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 5195/UBND–NN&MT về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng ngăn chặn tình trạng phá rừng trái pháp luật.

Ảnh minh họa.

Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các sở ngành địa phương chủ rừng, triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó các ngành chức năng địa phương, chủ rừng tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra và rà soát các tụ điểm phá rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm làm luật.

Làm rõ trách nhiệm của chủ rừng các ngành, các cá nhân để xảy ra mất rừng, kiểm tra quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ, triển khai quyết liệt việc thu hồi rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép. Để trồng lại rừng tập trung chấn chỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ, có biện pháp tăng cường vai trò trách nhiệm của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chuyên trách. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật và quản lý bảo vệ rừng kiên quyết xử lý khi để mất rừng.

Nhiều nơi rừng không có chủ

Thời gian qua tình trạng xảy ra phá rừng với quy mô lớn, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép, nhất là đối với rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông vẫn diễn ra phức tạp. Diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm qua các năm nhưng không được làm rõ trách nhiệm và xử lý kịp thời theo quy định luật bảo vệ và phát triển rừng.

Hầu hết chủ rừng không giữ được rừng. Thực tế qua giám sát cho thấy tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Chư M’Lanh huyện Ea Súp, hơn 10.000 hecta rừng nghèo kiệt công ty quản lý bảo vệ rừng thì có hơn một nửa diện tích là đất không có rừng, gần nửa lô đất người dân lấn chiếm tại các dự án nông lâm nghiệp triển khai không hiệu quả đến nay không ai quản lý hoặc sang nhượng cho doanh nghiệp khác công ty trách nhiệm hữu hạn Anh Quốc huyện Ea Súp, dự án hợp tác xã Yên Khánh, huyện Buôn Đôn – Vùng lõi của rừng tự nhiên huyện M’Đrắk, Krông Na Ea Súp, Buôn Đôn. Vườn quốc gia Yok Đôn phá rừng với quy mô lớn tiểu khu 408, 409, vụ Phượng Râu ở Đăk Nông.

Hiện nay công tác quản lý của các ngành chức năng, vai trò quản lý còn chồng chéo vì vậy quản lý rừng tài nguyên rừng có rất nhiều bất cập dẫn đến tài nguyên rừng bị thất thoát, tàn phá nhưng không cơ quan đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp.

Cần phải có những giải pháp cụ thể để gắn trách nhiệm và có những chế tài nghiêm ngặt để xử lý các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng.

Lê Vân