Tâm thư của hơn 50 nhà bảo tồn báo Ba Tư

BVR&MT – Những lúc đau khổ và lạc hướng, chúng ta tìm về thiên nhiên để tĩnh tâm và chữa lành. Chúng ta neo vào sự tồn tại kỳ diệu của động vật hoang dã và hệ sinh thái để kiên trì đối mặt với những khó khăn khiến chúng ta kiệt sức và vô vọng.

Đối với chúng tôi, báo Ba Tư – một loài mèo lớn xinh đẹp lang thang giữa các ngọn núi và sa mạc trong mùa đông lạnh giá của Trung Á và Trung Đông là một tồn tại kỳ diệu như thế. Phạm vi hoạt động của báo Ba Tư trải dài trên 11 quốc gia: Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Armenia, Georgia, Nga, Turkmenistan, Kazakhstan, Afghanistan và Pakistan. Tajikistan và Uzbekistan từng là một phần không gian sống của loài này, nhưng hiện báo Ba Tư không còn xuất hiện ở đây nữa. Gần 80% tổng số lượng báo Ba Tư được tìm thấy ở Iran, tiếp đến là ở Turkmenistan. Những nỗ lực bảo tồn dài hạn ở Caucasus đã giúp phục hồi một quần thể báo nhỏ ở khu vực Zangezur, bao gồm phía nam Armenia và phía đông nam Cộng hòa tự trị Nakhchevan, Azerbaijan.

Mùa hè năm 2021, bẫy ảnh đã ghi nhận được hình ảnh một chú báo Ba Tư trong Khu bảo tồn Tusheti ở Georgia sau 12 năm vắng bóng. Ngay sau đó, những con báo Ba Tư khác cũng được phát hiện ở Kabardino-Balkaria, Chechnya và Dagestan của Nga. Ở Kazakhstan, báo Ba Tư được tái phát hiện vào năm 2018, tuy nhiên đến 2021, cá thể duy nhất được tìm thấy này đã không may qua đời. Gần đây, báo hoa mai được ghi nhận tại 4 địa điểm khác nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ, một số địa điểm trong đó là các cá thể đực từ quần thể nguồn ở Lesser Caucasus. Tại Iraq, sau quá trình phục hồi bắt đầu từ năm 2011, khoảng 9 con đực và 1 con cái đã được tìm thấy ở khu vực Kurdistan tại 8 địa điểm khác nhau. Ít nhất 3 con báo hoa mai đã bị giết tại khu vực này trong vòng 5 năm qua.

Bẫy ảnh báo Ba Tư năm 2019.

Các hoạt động và nghiên cứu về báo Ba Tư giúp tuyên truyền và nâng cao nhận thức về những chú mèo lớn này, cùng với những mối đe dọa thường trực mà chúng phải đối mặt như nạn săn trộm, mất môi trường sống, thiếu con mồi và xung đột với con người. Điều này còn góp phần nâng cao nhận thức ở các quốc gia nơi báo Ba Tư sinh sống và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự gắn kết các cá thể báo với nhau. Tuy vậy, công cuộc bảo tồn báo Ba Tư ở một số quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức chính trị, gây không ít cản trở cho các nỗ lực bảo tồn loài động vật quý hiếm này.

Tại Caucasus, báo hoa mai phải sinh sống và di chuyển trong một khu vực đầy mìn và căng thẳng leo thang do cuộc xung đột giữa Nagorno-Karabakh. Các hoạt động quân sự dọc theo biên giới Iraq-Iran và Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp diễn khiến người dân phải di dời và đốt cháy những khu rừng tự nhiên vốn đã ít ỏi còn sót lại của Iraq. Kể từ khi Tổ chức khủng bố ISIS xuất hiện vào năm 2014, căng thẳng chính trị và suy thoái kinh tế đã đẩy công tác bảo tồn đa dạng sinh học và các loài động vật xuống dưới cùng trong thứ tự ưu tiên các hoạt động trong nước và nguồn tài chính địa phương hỗ trợ cho các dự án bảo tồn cũng bị cắt đứt. Những thay đổi trong vai trò lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ vào năm 2016 dẫn đến việc Hoa Kỳ rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (“Thỏa thuận hạt nhân Iran”) và thực hiện các biện pháp trừng phạt cao nhất đối với Iran. Hậu quả là không chỉ người dân Iran bị tổn thương và cô lập, mà các sáng kiến ​​bảo tồn cùng với những người tiên phong trong các hoạt động này cũng phải chịu tổn hại.

Một con báo Ba Tư. (Ảnh: Peoples Trust for Endangered Species)

Tháng 1/2018, 9 nhà bảo tồn phối hợp với Quỹ Di sản Động vật hoang dã Ba Tư đã bị bắt, trong đó Kavous Seyed-Emami qua đời trong tù vào tháng 2/2018. Họ bị buộc tội làm gián điệp vì sử dụng các bẫy máy ảnh, vốn là công cụ để phục vụ công tác bảo tồn. Tuy nhiên, thời điểm đó, không nhiều người hiểu được chức năng này của bẫy ảnh và cho rằng đây là công cụ gián điệp. 4 năm 4 tháng sau, 7 người trong số họ vẫn đang phải ở trong tù.

Tháng 8/2021, Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan, khiến Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia rơi vào tình trạng hỗn loạn và nhiều nhà bảo tồn có thể phải lưu vong. Các quỹ tài trợ của Afghanistan tiếp tục bị đóng băng gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng mà thiên nhiên và động vật hoang dã Afghanistan cũng đang phải chịu đựng. Số lượng báo hoa mai vốn đã ít ỏi ở Afghanistan, nay cơ hội sống sót của chúng thậm chí còn ảm đạm hơn.

Tháng 2/2022, cuộc xung đột của Nga và Ukraine đã kích hoạt các biện pháp quốc tế nhằm cô lập Nga và các công dân của nước này, chặt đứt nỗ lực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Đây là một tín hiệu xấu cho tương lai của báo Ba Tư ở Greater Caucasus, Georgia.

Công ước về các Loài Di cư (CMS) và Cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên Liên bang Đức (BfN) đang có kế hoạch Tổ chức Hội nghị các quốc gia trong phạm vi hoạt động của báo Ba Tư, với mục tiêu thông qua Chiến lược Khu vực về Bảo tồn loài báo Ba Tư trong khuôn khổ Chương trình làm việc cho Sáng kiến ​​Động vật có vú Trung Á. Năm qua, nhóm các chuyên gia từ khắp các khu vực hoạt động của báo hoa mai do Ủy ban Vì sự sống còn các chủng loại của IUCN đồng chủ trì, đã làm việc để phát triển nền tảng cho chương trình này. Cuộc họp dự kiến ​​diễn ra vào tháng 9/2022 tại Tbilisi, Georgia.

Dự thảo chiến lược này mang nhiều tham vọng. Khả năng thành công của chiến lược phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức rằng công tác bảo tồn thiên nhiên đòi hỏi phải có sự hợp tác và tài trợ quốc tế, cũng như đảm bảo các nhà bảo tồn được làm việc trong điều kiện an toàn. Bẫy ảnh vô cùng rất cần thiết trong việc theo dõi động vật hoang dã. Thiết bị này có thể chưa được hiểu rõ vào thời điểm cách đây 5 năm. Tuy nhiên, đến nay, bẫy ảnh đã được chứng minh là một công cụ tuyệt vời để tìm hiểu về các loài động vật khó theo dõi và nhiều nghiên cứu sẽ không thể thực hiện được nếu không có nó.

Do vậy, chúng tôi kêu gọi:

  • Các biện pháp và hành động nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế vượt qua các hoàn cảnh chính trị, chẳng hạn như với Iran có thể thực hiện bằng việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế và các rào cản đối với hợp tác bảo tồn và phát triển quốc tế;
  • Xây dựng các tiêu chí rõ ràng về kinh phí và hợp tác kỹ thuật để đảm bảo các nhà bảo tồn không bị truy bắt vì hợp tác với các chuyên gia và tổ chức quốc tế;
  • Duy trì hoạt động thông qua hỗ trợ kỹ thuật và tài chính như ở Afghanistan, để đảm bảo các hoạt động bảo tồn có kết quả lâu dài;
  • Trả lại tự do cho các nhà bảo tồn Niloufar Bayani, Sepideh Kashani, Amirhossein Khaleghi, Taher Ghadirian, Sam Rajabi, Houman Jowkar và Morad Tahbaz – việc họ tiếp tục bị giam giữ đang gây bất lợi cho tất cả chúng tôi. Chúng tôi lo ngại rằng chừng nào họ đang còn ở trong tù, số phận của những con báo ở Iran vẫn còn bị đe dọa.

Chúng tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ sớm nhận ra việc bảo tồn loài báo Ba Tư và mạng sống của những người đang làm công tác bảo vệ chúng có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Và chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia nằm trong phạm vi hoạt động của báo Ba Tư ủng hộ và hỗ trợ sứ mệnh của những con người này.

Jane Goodall, nhà bảo tồn, Vương quốc Anh
Hedieyeh Tehrany, Nhà bảo tồn, Iran

Bức thư cũng được ký bởi:

  1. Abdul Wali Modaqiq, Nhà bảo tồn, Afghanistan
  2. Abnous Sadeghi, Nhà bảo tồn, Iran
  3. Alex Dehgan, Nhà bảo tồn, Hoa Kỳ
  4. Ali Madad Rajabi, Nhà bảo tồn, Afghanistan
  5. Ali Ranjbaran, Nhà bảo tồn, Iran
  6. Azar Sedaghati Khayat, Nhà bảo tồn, Iran
  7. Arash Ghoddousi, Nhà  bảo tồn, Iran
  8. Bejan Lortkipanidze, Nhà bảo tồn, Georgia
  9. Bilal Mustafa, Nhà bảo tồn, Pakistan
  10. Christiane Roettger, Nhà bảo tồn, Đức
  11. Corinna Van Cayzeele, Nhà bảo tồn, Đức
  12. Danial Nayeri, Nhà bảo tồn, Iran
  13. Delaram Ashayeri, Nhà bảo tồn, Iran
  14. Deniz Mengüllüoğlu, Nhà bảo tồn, Thổ Nhĩ Kỳ
  15. Farid Perota, Nhà bảo tồn, Iran
  16. Gholamreza Ghaderi, Nhà bảo tồn, Iran
  17. Giorgi Arabuli, Nhà bảo tồn, Georgia
  18. Jalaludin Naseri, Nhà bảo tồn, Afghanistan
  19. Hamed Abolghasemi, Nhà bảo tồn, Iran
  20. Hana Raza, Nhà bảo tồn, Iraq
  21. Haniyeh Ghaffari, Nhà bảo tồn, Iran
  22. Hosein Yusefi, Nhà bảo tồn, Iran
  23. Igor Khorozyan, Nhà bảo tồn, Armenia
  24. Iman Memarian, Bác sĩ thú y động vật hoang dã, Iran
  25. Jeiran Khoylou, Nhà bảo tồn, Iran
  26. Koen Cuyten, Hà Lan
  27. Korsh Ararat, Nhà bảo tồn, Iraq
  28. Ladan Salamat, Nhà bảo tồn, Iran
  29. Leili Khalatbari, Nhà bảo tồn, Iran
  30. Mahgol Kazari, Nhà bảo tồn, Iran
  31. Maria Gritsina, Nhà bảo tồn, Uzbekistan
  32. Mark Pestov, Nhà bảo tồn, Nga
  33. Mehran Seyed Emami, Nhà bảo tồn, Iran
  34. Nahid Ahmadi, Nhà bảo tồn, Iran
  35. Nasratullah Jahed, Nhà bảo tồn, Afghanistan
  36. Natalie Schmitt, Nhà bảo tồn, Canada
  37. Niloufar Raeesi, Nhà bảo tồn, Iran
  38. Pooyia Ghoddousi, Nhà bảo tồn, Iran
  39. Pooriya Sepahvand, Nhà bảo tồn, Iran
  40. Rodrigo Medellin, Nhà bảo tồn, Mexico
  41. Rooyesh Hashim, Nhà bảo tồn, Afghanistan
  42. Samira Firouz, Nhà bảo tồn, Iran
  43. Shabnam Vaghayenegar, Nhà bảo tồn, Iran
  44. Sheyda Ashayeri, Nhà bảo tồn, Iran
  45. Siavash Ghoddousi, Nhà bảo tồn, Iran
  46. Tatjana Rosen, Nhà bảo tồn, Georgia
  47. Vladimir Terentiev, Nhà bảo tồn, Kazakhstan
  48. Yasaman Talebi, Nhà bảo tồn, Iran

Trúc Mai (Theo Mongabay)