Phát hiện vi nhựa trong dạ dày cá voi ở Bắc Cực

BVR&MT – Gần đây, một số lượng lớn các mẩu rác độc hại nhỏ đã được tìm thấy trong thức ăn của cá voi beluga, chứng tỏ sự ô nhiễm ở các sinh vật biển đang bắt đầu lan rộng đến cả những khu vực bị cô lập nhất trên thế giới. 

Các nhà nghiên cứu của Đại học Simon Fraser đã điều tra cách thức các mảnh vỡ xâm nhập vào cơ thể cá voi beluga thông qua thức ăn, cụ thể là 5 loài động vật biển Bắc Cực được cá voi beluga tiêu thụ. Kết quả cho thấy vật liệu nano được phát hiện trong hệ tiêu hóa của 21% số sinh vật biển được kiểm tra.

Cá beluga tại thủy cung Hakkeijima Sea Paradise ở Yokohama, ngoại ô Tokyo (Ảnh: CHARLY TRIBALLEAU / AFP qua Getty Images)

Kết hợp xem xét những khám phá từ các nghiên cứu trước về số lượng mảnh vụn biển được phát hiện trong dạ dày cá beluga, các nhà khoa học xác định có lẽ loài cá này tiêu thụ tới 145.000 mảnh nhựa mỗi năm.

Rhiannon Moore, người đề xuất chính của thí nghiệm cho biết nhóm đã kiểm tra 7 cá thể beluga và phát hiện cả 7 đều chứa các hạt vi nhựa trong bụng dù chúng là loài sinh vật sống ở những vị trí cực kỳ biệt lập.

Theo Moore, sự hiện diện của các hạt vi nhựa trong biển là một thảm họa ngày càng tăng đối với tất cả các sinh vật biển. Các sợi nhựa nano, phổ biến trong vật liệu dệt và quần áo, chiếm 78% các hạt được phát hiện trong bụng động vật.

“Mọi người tiêu thụ quá nhiều polyester trong nền văn hóa hiện đại và khi nó được xử lý không đúng cách, nó sẽ phân hủy thành các hạt nhỏ và mịn hơn khiến việc vận chuyển trong môi trường thủy sinh trở nên đơn giản. Những phát hiện của nghiên cứu chỉ nhằm làm nổi bật thực tế là vi nhựa không ở yên một chỗ, chúng di chuyển khắp bầu khí quyển, trong môi trường nước, đất và giờ là qua mạng lưới thức ăn của biển”, cô cho biết.

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết vi nhựa tồn tại bao lâu trong đường tiêu hóa của động vật hoặc mức độ nguy hại mà chúng có thể gây ra đối với sức khỏe của cá voi cũng như các sinh vật biển, tuy nhiên, theo Peter Ross, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà khoa học cấp cao tại Tổ chức Bảo tồn Raincoast, báo cáo là bằng chứng cho thấy cần phải có hành động nghiêm túc để giảm ô nhiễm đại dương nói riêng và lượng rác thải nhựa nói chung.

Thảo Vy (Theo natureworldnews)

Tags:
CHIA SẺ