Phạt hành chính nặng khi không phân loại rác thải: Có hợp lý hay không?

BVR&MTNgày 25/8, Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường chính thức có hiệu lực với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định được đánh giá là chế tài mạnh, đủ để ngăn chặn hành vi vi phạm, hạn chế tối đa những hệ lụy nói trên.

Theo ghi nhận của Phóng viên Bảo vệ Môi trường TV www.baovemoitruong.org.vn phần lớn người dân đều chưa biết nếu không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. 

Việc phân loại rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác và chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Tuy nhiên, còn rất nhiều trở ngại từ nhận thức đến hành động khiến cho việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt mục đích đề ra như phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại. 

Chị Nguyễn Thanh Bình (Ngọc Khánh, Ba Đình) cho biết: “Gia đình mình cũng đã thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt trong nhà. Tuy nhiên, cũng chưa được triệt để và đều đặn. Chính vì vậy việc đưa Nghị định 45 vào đời sống người dân ít nhiều sẽ gặp khó khăn”.

Để người dân thực hiện hiệu quả quy định phân loại rác tại nguồn, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân là rất cần thiết. Khi người ta nhận thức được lợi ích, người ta sẽ tự giác người ta sẽ nộp tiền. Để thay đổi thói quen của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn, ngoài việc tuyên truyền cũng cần có những chính sách, cơ chế hỗ trợ để khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn. 

Theo Chị Nguyễn Thanh Bình (Ngọc Khánh, Ba Đình) “Chắc chắn sẽ có nhiều người không biết cách phân loại rác. Nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền thì chắc chắn mọi người dân rất nhanh sẽ hiểu và biết cách phân loại”.

Theo chị Bùi Bích Phượng (Ba Đình, Hà Nội), để Nghị định 45 đi vào đời sống thành công thì phải hướng dẫn tới từng gia đình, từng cá nhân. “Một bản hướng dẫn phải nêu được tác dụng của việc phân loại rác, cách giúp người dân nhận biết và phân loại rác. Thời gian đầu có thể mọi người sẽ thấy việc phân loại rác tốn thời gian và phiền phức nhưng khi có sự tuyên truyền của nhà nước và việc làm đó trở thành thói quen tốt thì mình nghĩ mọi người sẽ thực hiện đúng quy định”.

Phần lớn người dân cho rằng mức phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 khi không phân loại rác thải là chế tài mạnh, đủ để ngăn chặn hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt. 

“Thời gian đầu thì mức phạt này tương đối hợp lý. Sau một thời gian triển khai, ta sẽ đánh giá mức độ tuân thủ, thực hiện của người dân để có thể điều chỉnh mức phạt hợp lý”. 

Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. 

Nghị định 45 đã bổ sung một quy định mới rất đáng chú ý: Xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt theo quy định.
Nghị định 45 cũng quy định cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300kg/ngày trở lên thì sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Quy định xử phạt mới nêu rõ, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm là 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Nghị định 45 có hiệu lực từ ngày 25/8 tới, quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 2 năm.

Anh Nguyễn Văn Công (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn không chỉ bảo vệ môi trường, mà còn đem lại lợi ích về hoạt động tái chế, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, phòng và giảm tình trạng lây lan các loại dịch bệnh”.

Thực hiện: Thạch Lam