Nuối tiếc cảnh quan tuyệt đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn 10 năm về trước

BVR&MT – Gần đây, dư luận nói nhiều đến việc công trình khách sạn, điểm dừng nghỉ 7 tầng Mã Pì Lèng Panorama  “mọc” lên ở vị trí “đắc địa” trên đèo Mã Pì Lèng (Mèo Vạc – Hà Giang). Công trình bê tông sừng sững tọa lạc giữa khu vực có cảnh đẹp hùng vĩ, nguyên sơ đã được thế giới công nhận di sản dường như trở thành một “cái gai” trong mắt mỗi khi du khách đến đây ngắm cảnh.

Bài liên quan:

Mèo Vạc – Hà Giang: Sửng sốt những công trình “quay lưng” với Mã Pì Lèng

Không chỉ riêng công trình 7 tầng ấy mà chỉ cách đây 10 năm thôi, khi dòng sông Nho Quế chưa bị chặn dòng để làm thủy điện, du khách đến với Mã Pì Lèng sẽ được chiêm ngưỡng những con đường uốn lượn như sợi chỉ xuyên suốt Cao nguyên đá, những ngôi nhà truyền thống thơ mộng ẩn hiện giữa màu nâu xám của đá tai mèo, những khung cảnh hùng vĩ và hoang sơ nhưng đẹp đến nao lòng người…Tất cả chỉ còn trong quá khứ.

Dưới đây là một số hình ảnh để lại nhiều tiếc nuối cho một trong những thắng cảnh hùng vĩ nhất Việt Nam – Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) mà Phóng viên Bảo vệ Rừng và Môi trường đã may mắn ghi được từ 10 năm trước:

Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thế giới công nhận là Công viên địa chất toàn cầu năm 2010.
Hẻm Tu Sản là một trong những địa điểm nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng.
Dòng sông Nho Quế khi chưa bị thủy điện Nho Quế 1 chặn dòng.

Những ngôi làng của người dân tộc Lô Lô sinh sống trên Cao nguyên đá.
Những con đường uốn lượn như sợi chỉ ven các dãy núi.

Những ngôi nhà của người dân bản địa được xây dựng trên núi đá.

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trải dài trên 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang.
Hiện nay, kinh tế phát triển nên nhiều công trình xây dựng đã được thực hiện, khiến du khách đến với Cao nguyên đá khó có thể một lần được ngắm khung cảnh hoang sơ như thế này.
Núi đôi Quản Bạ khi chưa bị tác động bởi con người.

Văn Hoàng