Nông nghiệp sạch gắn liền với phát triển du lịch bền vững

BVR&MT – Hiện nay nông nghiệp tự nhiên, nông sản an toàn và hiệu quả kinh tế đang được người tiêu dùng ưu tiên hàng đầu. Trong đó, sản xuất nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch đang là hướng đi bền vững được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân áp dụng nhằm gia tăng lợi ích kinh tế.

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc có khí hậu đa dạng, là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao. Với nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, đồng lúa, rau màu, rượu, mật ong, cây ăn quả ôn đới dài ngày như (Cà phê,chè..) có ưu thế ở Mộc Châu,Vân Hồ, Yên Châu là những địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung ở Quỳnh Nhai, Mường La… Ngoài ra Sơn La cũng có nguồn tài nguyên về du lịch độc đáo như: Lòng hồ thủy điện Sơn La, Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, nhà máy thủy điện Sơn La… Đây là những lợi thế để Sơn La phát triển du lịch gắn với nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Khai thác điểm du lịch gắn kết với cơ cấu trồng cây ăn quả là một lợi thế của Sơn La.

Thực tế hiện nay cũng đã cho thấy trong các điểm du lịch gắn với nông nghiệp ở Sơn La đã thu được nhiều kết quả thành công, thông qua việc thu hút du khách đến nhiều nhất trong thời gian qua phải kể đến 2 nơi đó là Mộc Châu với tổ chức ngày hội hái mận (với những điểm du lịch nổi tiếng như đồi chè tình yêu, thác dải yếm, trang trại bò sữa, cầu kính) và Yên Châu, nổi tiếng có ngày hội Xoài Một điều đặc biệt ở nơi đây chính là những người nông dân thực thụ đã tham gia làm du lịch, theo họ hoạt động du lịch phát triển không chỉ là giải quyết việc làm cho bản thân, gia đình mà còn góp phần cải thiện cuộc sống giúp người dân giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp văn hóa độc đáo quê hương mình.

Đồi chè tình yêu ở Mộc Châu.
Yên Châu, vùng đất nổi tiếng có chuối ngọt xoài thơm.

Từ những mô hình du lịch hộ gia đình cho đến mô hình trang trại, trồng cây ăn quả… tại 1 số địa phương đã cho thấy du lịch gắn với nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho cá nhân gia đình và địa phương.

Chính sự tham gia trực tiếp của người dân trong các hoạt động du lịch nông nghiệp đã tạo ra nên sự phong phú hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đồng thời mang lại một nguồn thu nhập cho bà con nông dân bên cạnh hoạt động nông nghiệp thuần túy, đây được coi là 1 phương thức xóa đói giảm nghèo đặc biệt tại những cộng đồng khó khăn, tạo thêm nguồn sinh kế ổn định cải thiện đời sống nhân dân,giúp người dân gắn bó với quê hương hơn.

Ngày hội hái quả Mộc Châu làm thu hút khách tham quan du lịch.

Không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực khi gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đẩy mạnh mô hình sản xuất và nâng cao hiệu quả hơn nữa thì việc gìn giữ và khôi phục những giá trị văn hóa cổ truyền qua đó cung cấp thêm những trải nghiệm độc đáo cho các du khách thì cần phải có sự liên kết, phối hợp trao đổi giữa đơn vị lữ hành, nhà đầu tư, nhà nước nhằm mục đích nhân rộng những mô hình hiệu quả thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ, phát triển nông nghiệp đô thị gắn với du lịch sinh thái cho người dân nơi đây.

CTV Phương Nga